【nha cai fabet】Xây dựng ngành tôm có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Sáng 16/7,âydựngngànhtômcótínhcạnhtranhtrênthịtrườngquốctếnha cai fabet Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến về giải pháp phát triển ngành tôm năm 2021 và triển khai Quyết định 339 ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Ngành tôm đối mặt với nhiều khó khăn
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, mặt hàng tôm xuất khẩu tăng trưởng tốt.
Các tháng cuối năm 2021, dự báo nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới tăng trở lại, tại các thị trường lớn như: châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, với tình hình dịch trong nước đang diễn biến phức tạp tại các vùng trọng điểm nuôi, chế biến thì việc tận dụng được cơ hội này gặp không ít thách thức.
“Với kịch bản lạc quan nhất là sẽ kiểm soát được dịch Covid-19 đối với vùng sản xuất tôm trong 2 tháng tới, mặt hàng tôm sẽ vẫn có cơ hội tăng trưởng 12% so với năm 2020. Nếu dịch còn kéo dài hơn thì sẽ tăng dưới 9%.” - ông Nguyễn Hoài Nam nhận định.
Tại báo cáo “Đánh giá hiện trạng và giải pháp trọng tâm của ngành tôm năm 2021”, Tổng cục Thủy sản cho biết, ước kim ngạch xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm đạt 1,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, ngành tôm đang gặp một số tồn tại, khó khăn như giá thành sản xuất tôm ở nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực; việc cấp mã số xác nhận đăng ký cơ sở nuôi đạt kết quả chưa cao; tình trạng ô nhiễm chất thải còn xảy ra phổ biến, nhất là trong nuôi thâm canh, siêu thâm canh…
Thống nhất hành động trong 3 trục
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngày 11/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT từ nay đến năm 2025 phải đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 10 tỷ USD. Trong khi đó, tổng sản lượng thủy sản đến năm 2030 phải đạt 9,8 triệu tấn...
Để thực hiện “mục tiêu kép” của ngành thủy sản, bao gồm ngành tôm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, mục tiêu đầu tiên là cần cố gắng là duy trì tốt sản lượng, cung cấp nguyên liệu có chất lượng cao cho chế biến. Đây là yếu tố quan trọng vì lĩnh vực thủy sản dễ bị tác động bởi thời tiết, đặc biệt trong tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu như hiện nay và sự cạnh tranh khốc liệt tại các thị trường nhập khẩu.
Mục tiêu tiếp theo là xử lý các vấn đề tồn tại trong chuỗi liên kết như tổ chức sản xuất, chế biến, chiến lược duy trì và phát triển thị trường. Đồng thời, chiến lược đề ra thống nhất hành động trong 3 trục (chính phủ, doanh nghiệp, người dân) để quyết tâm xây dựng ngành tôm thành một ngành hàng lợi thế, mang lại giá trị cao nhất và có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về thủ tục đất đai để làm căn cứ pháp lý cho cấp mã số vùng nuôi, đảm bảo cho truy xuất nguồn gốc. Với sản xuất nhỏ lẻ, Bộ NN&PTNT sẽ bàn với các địa phương tìm giải pháp căn cơ để đảm bảo an toàn sinh bệnh.../.
Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (theo Quyết định số 339/QĐ-TTg), đặt mục tiêu cụ thể: Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm; tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD; giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. Về tầm nhìn đến năm 2045, ngành thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới... |
Phúc Nguyên