Yêu cầu phối hợp triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp | |
Cấm đe dọa,ợptácngânhàkết quả bóng đá cúp indonesia ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm |
Cần hiểu đúng và làm đúng về kênh bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng. Ảnh: ST |
Sẽ chiếm 50% tổng thu nhập từ phí của ngân hàng
Theo thống kê từ Công ty Chứng khoán Yuanta trên 17 ngân hàng niêm yết, bancasurrance chiếm trung bình 37% trong tổng thu nhập phí năm 2021 của các ngân hàng niêm yết. Công ty này cũng đưa ra kỳ vọng đóng góp của mảng bancassurance vào doanh thu tại một số ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể sau khi đã ký kết hợp đồng với các đối tác bảo hiểm độc quyền. Vì thế, tổng doanh thu từ bancassurance sẽ chiếm khoảng 50% tổng thu nhập phí của toàn ngành vào năm 2025.
Trước tình trạng ép khách hàng mua bảo hiểm, các cơ quan chức năng cũng nhiều lần lên tiếng chấn chỉnh hoạt động này. Tại Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng có hoạt động đại lý bảo hiểm phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống và xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng. Bộ Tài chính cũng khẳng định sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng nhằm bảo đảm hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng tuân thủ nghiêm túc quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. |
Cụ thể, VietinBank đã ký kết hợp đồng phân phối bancassurance độc quyền thời hạn 16 năm với Manulife trong năm 2022. Vietcombank cũng đã ký hợp đồng bancassurance độc quyền (thời hạn 15 năm) với FWD và khoản phí trả trước đạt khoảng 9.000 tỷ đồng, đây là khoản phí được công bố cao nhất trên thị trường. MSB cũng đã ký thỏa thuận hợp tác độc quyền có thời hạn 15 năm với Prudential. Sacombank và Dai-ichi Life cũng đã tái đàm phán và ký hợp đồng độc quyền mới vào năm 2021. Tương tự, VPBank và AIA cũng đã tái đàm phán vào năm 2021 với phí độc quyền cao hơn, giúp tổng doanh thu phí từ bảo hiểm khai thác mới tăng 38% so với cùng kỳ trong 4 tháng đầu năm 2022…
Theo số liệu công bố mới nhất của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính tới cuối tháng 5/2022, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 66.715 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 27.564 tỷ đồng, tăng 13,1%. Mức tăng trưởng này cho thấy, thị trường bảo hiểm tại Việt Nam đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng, nhất là khi Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV ngày 16/6/2022 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2023, được kỳ vọng mang đến làn gió mới cho thị trường bảo hiểm, có tác động tích cực đến sự phát triển lâu dài của thị trường bảo hiểm.
Theo các chuyên gia của Yuanta, thu nhập của các ngân hàng sẽ ít bị phụ thuộc vào mảng cho vay trong tương lai. Thu nhập phí sẽ trở thành động lực thúc đẩy lợi nhuận, với 2 nhân tố đóng góp chính là: doanh thu bancassurance và phí dịch vụ thẻ. Các ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng lớn và tệp khách hàng tiềm năng là một lợi thế cạnh tranh rất lớn trong việc bán bảo hiểm.
Chính vì thế, năm 2022, nhiều ngân hàng đặt tham vọng tăng trưởng lợi nhuận cao. Để thực hiện mục tiêu này, các ngân hàng cho biết sẽ đẩy mạnh phát triển ngân hàng số để gia tăng thị phần khách hàng, đồng thời, thúc đẩy mảng hoạt động thu phí dịch vụ và bảo hiểm, đẩy mạnh số hóa các dịch vụ để góp phần tăng trưởng mạnh tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA), giảm chi phí vốn và giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR). Đặc biệt, để tăng khả năng tiếp cận bảo hiểm của khách hàng, nhiều ngân hàng còn áp dụng công nghệ số. Đơn cử, MB đã phát triển hệ thống công nghệ cho phép khách hàng mua hợp đồng bảo hiểm 100% online trên ứng dụng của MB, nhờ đó, MB đạt doanh số bảo hiểm lũy kế gần 800 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2022.
Đừng khiến khách hàng bức xúc
Chính vì đem lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng, nên việc ép khách hàng mua bảo hiểm khi giao dịch là một “vấn nạn” đã được các cơ quan chức năng cảnh báo nhiều lần. Mới đây, có nhiều thông tin về việc khách hàng kiện ngân hàng vì bị ép phải mua bảo hiểm, thực hiện không đúng hợp đồng… Những thông tin này đã ảnh hưởng không tốt đến một trong những hoạt động quan trọng để phát triển thị trường tài chính.
Mặt khác, thực tế hiện nay, nhiều khách hàng không hiểu rõ những lợi ích khác nhau của các loại bảo hiểm, và họ thường mua bảo hiểm chỉ để nhận lãi suất ưu đãi hoặc chỉ để tuân thủ theo các điều khoản cho vay. Vì thế, việc bán chéo bảo hiểm không đạt được hiệu quả sâu về lợi ích cho các bên. Ngoài ra, vì để hoàn thành định mức và yêu cầu ngân hàng giao, nhiều nhân viên không thực sự hiểu về sản phẩm bảo hiểm một cách toàn vẹn để có thể đưa ra những tư vấn hữu ích và đúng đắn, tình trạng này có thể làm ảnh hưởng xấu đến nhận thức của khách hàng về các ngân hàng và mảng kinh doanh bảo hiểm, dẫn đến tình trạng khách hàng chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sớm hơn so với thời hạn.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẳng định, việc tham gia bảo hiểm của khách hàng là tự nguyện, nếu nhân viên tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm là vi phạm quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt. Vì thế, thời gian qua, NHNN đã có nhiều văn bản chỉ đạo cũng như yêu cầu các tổ chức tín dụng tuyệt đối không để tình trạng yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm khi vay vốn.