Nhận Định Bóng Đá

【nhận định trận stuttgart】Quản lý rủi ro nên được áp dụng ở nhiều lĩnh vực

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Tăng cường quản lý rủi ro với hoá đơn điện tửTăng cường thu thập thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý r nhận định trận stuttgart

Tăng cường quản lý rủi ro với hoá đơn điện tử
Tăng cường thu thập thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro
Dữ liệu thông tin giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro đối với hàng hóa đường hàng không
các doanh nghiệp được cho là sẽ có động lực để nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật của mình để tránh rủi ro. Ảnh: H.Dịu
Doanh nghiệp sẽ có động lực nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật nhờ quản lý rủi ro. Ảnh: H.Dịu

Động lực cho doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ

Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phân tích, quản lý rủi ro được thể hiện ở việc phân loại đối tượng quản lý dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật được đánh giá theo các tiêu chí, xếp loại vào các thang điểm.

Theo đó, mức độ tuân thủ càng thấp, càng nhiều vi phạm thì càng phải quản lý chặt, thường xuyên hơn. Mức độ tuân thủ cao, không có hoặc vi phạm nhỏ, vi phạm đã xảy ra trong khoảng thời gian dài không tái phạm thì thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục vi phạm.

Với cách làm này, theo VCCI, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ phân bổ nguồn lực quản lý hiệu quả hơn khi tập trung lực lượng vào những đối tượng có khả năng vi phạm trong bối cảnh nguồn lực nhà nước có hạn.

Việc này cũng giúp răn đe các đối tượng có mức độ tuân thủ thấp bằng việc biết chắc chắn rằng mình sẽ bị tăng cường quản lý, các doanh nghiệp được cho là sẽ có động lực để nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật của mình để tránh rủi ro.

Công tác quản lý rủi ro tạo điều kiện, khuyến khích cho các doanh nghiệp có mức độ tuân thủ cao tiết kiệm nguồn lực để thực hiện yêu cầu về kiểm tra và do đó thêm nguồn lực cho tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi, phát triển quy mô và thực hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nước đầy đủ hơn.

Vì thế, tại nước ta, lĩnh vực hải quan đang áp dụng cách tiếp cận này ở việc phân luồng thông quan áp dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá dựa trên mức độ chấp hành các quy định pháp luật về hải quan có thể được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hoá (luồng Xanh), chỉ kiểm tra chi tiết hồ sơ không phải kiểm tra hàng hoá (luồng Vàng) hoặc phải kiểm tra cả hồ sơ và hàng hoá (luồng Đỏ). Ở luồng Đỏ, mức độ kiểm tra chi tiết cũng được chia cấp độ tuỳ vào mức độ sai phạm của chủ hàng. Hơn nữa, kiểm tra sau thông quan hàng hoá cũng được áp dụng quản lý rủi ro, theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan 2014.

Theo báo cáo của VCCI, việc đánh giá rủi ro, phân luồng quyết định kiểm tra đang được áp dụng theo các quy định do Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành, trên cơ sở áp dụng các phân lớp nhóm tiêu chí.

Cụ thể là các quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành; các quy định của pháp luật hải quan và thuế; kết quả đánh giá rủi ro tuân thủ của doanh nghiệp; thông tin nghiệp vụ hải quan và kết quả phân tích, đánh giá rủi ro được cung cấp, cập nhật bởi các đơn vị nghiệp vụ tại Hải quan các cấp.

Các phân lớp nhóm tiêu chí trên được thiết lập, áp dụng trên hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan; khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động đối chiếu thông tin trên tờ khai hải quan với các phân lớp nhóm tiêu chí nêu trên, kết hợp với sử dụng các thuật toán để phân luồng quyết định kiểm tra.

Nên áp dụng rộng rãi để đem lại nhiều lợi ích

Theo khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các quy định và quy trình được dựa trên nền tảng khoa học, tập trung và có sự phân bổ tỷ lệ hợp lý, sẽ hiệu quả và ít tốn kém hơn. Các quy định không tính đến giải quyết các rủi ro thực sự thường có xu hướng mang lại gánh nặng, chi phí nhiều và không đem lại hiệu quả.

Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tại các bộ, ngành, VCCI đánh giá, ở một số lĩnh vực khác vẫn chưa được quản lý dựa trên mức độ rủi ro, việc kiểm tra chất lượng hàng hóa còn dàn trải đồng đều trong khi hoàn toàn có thể áp dụng phương thức quản lý dựa trên cách tiếp cận về rủi ro.

Báo cáo của VCCI lấy ví dụ về căn cứ kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá được đưa ra khá chung chung, có thể tạo ra nguy cơ bị lạm dụng để tiến hành kiểm tra và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp.

Thực tế có thể có nơi, có chỗ đã áp dụng quản lý theo rủi ro, theo mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, nhưng việc văn bản quy phạm pháp luật không quy định rõ ràng về nguyên tắc kiểm tra dựa trên rủi ro thì VCCI cho rằng có thể sẽ dẫn đến mỗi địa phương áp dụng một kiểu, không thống nhất.

Do đó, báo cáo của VCCI cho rằng, quản lý dựa trên cách tiếp cận rủi ro còn có thể được nghiên cứu áp dụng ở nhiều ngành, lĩnh vực trong quản lý nhà nước tại Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho cả các cơ quan quản lý nhà nước và các cá nhân, tổ chức kinh doanh, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của chính sách.

Theo đó, về yêu cầu đối với quản lý theo rủi ro, VCCI cho rằng cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá dựa trên phân tích các yếu tố “rủi ro” có thể xảy ra trong từng lĩnh vực quản lý; lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động về bộ tiêu chí này, bảo đảm tính khả thi, phù hợp.

Việc này cũng cần cân bằng giữa nhu cầu quản lý (bao gồm cả năng lực quản lý: thời gian, nhân sự, chi phí), bảo đảm sự ổn định hoạt động của đối tượng chịu sự quản lý và các yếu tố khác. Để làm được điều này cần xây dựng dữ liệu tại các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực quản lý và kết nối tạo thành cơ sở dữ liệu chung, dùng để phân tích các yếu tố rủi ro có thể xảy ra.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap