Bác là Nguyễn Xuân Tiến,ảovệtrườtructiepbongda vietnam một trong 2 bảo vệ của trường tôi - Tiểu học Tiến Thành (Đồng Xoài). Bác Tiến năm nay 52 tuổi. Bác làm bảo vệ trường cũng đã 10 năm. Trước đây khi trường còn ít học sinh và số học sinh học 2 buổi, học bán trú không nhiều nên công việc của bảo vệ cũng nhẹ, chủ yếu là gác cổng, trông giữ tài sản và đánh trống trường. Mấy năm gần đây, học sinh của trường ngày càng tăng và trường tổ chức học 2 buổi/ngày đối với 100% học sinh, trong đó số học sinh ăn, nghỉ bán trú tại trường lên đến trên 500 em, chiếm 2/3 tổng học sinh toàn trường. Nhằm tạo điều kiện tăng thu nhập cho các nhân viên của trường từ nguồn xã hội hóa, Ban giám hiệu trường bố trí cho bảo vệ phụ trách thêm một số công việc phụ như dọn vệ sinh sân trường, chăm sóc cây xanh, cây cảnh, chuyển nước uống đóng chai đến từng lớp... Có nguồn thu nhập tăng thêm nên các nhân viên của trường yên tâm công tác, gắn bó với trường và đặc biệt trách nhiệm hơn đối với công việc được giao.
Bác Nguyễn Xuân Tiến đang đổ nước còn lại vào bình nhằm tiết kiệm khoản chi nước uống cho học sinh
Trước đây, công việc chuyển nước uống đến từng lớp học do người khác đảm nhiệm, nhưng do quản lý không tốt nên thường xảy ra tình trạng mất bình nước và sử dụng nước uống lãng phí. Mấy năm gần đây khi được giao nhiệm vụ này, bác Tiến làm rất tốt. Khi nhận bình nước từ nhà cung cấp bác kiểm đếm từng bình và đề nghị nhà trường dành một vị trí hợp lý dưới chân cầu thang để làm kho chứa bình nước có cửa khóa đàng hoàng. Hằng ngày, trước khi vận chuyển nước uống đến các phòng học, bác đi một vòng để kiểm tra xem bình nào còn nhiều, ít, rồi ghi lại cẩn thận để thay bình phục vụ học sinh kịp thời. Đặc biệt, bác Tiến còn tự chế dụng cụ mở nắp bình và đổ nước còn lại của các bình vào 1 bình. Cứ khoảng 15-20 bình bác lại có được 1 bình nước mới cho học sinh. Bác Tiến chia sẻ: “1 bình nước chẳng đáng là bao, nhưng đều là tiền đóng góp của phụ huynh nên không được lãng phí”. Học sinh nào phá, dùng nước để nô đùa và làm đổ nước ra nền lớp học, bác sẽ nhắc nhở hoặc báo cô chủ nhiệm, nhà trường nếu học sinh còn tái diễn. Bình nào vòi bị hư, hoặc chân đế hư, yếu bác cũng tự sửa.
Do trường rộng, nhiều phòng học, mặt khác để nâng cao trách nhiệm cán bộ, giáo viên, nhân viên nên nhà trường giao việc quản lý phòng học, sử dụng các thiết bị cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên đứng lớp cũng như người trông giữ, sử dụng các phòng chức năng. Đồng thời thường xuyên quán triệt việc sử dụng tiết kiệm điện, đóng mở cầu dao, công tắc và cài tất cả cửa trước khi ra khỏi phòng. Nhưng rất nhiều trường hợp quên đóng cửa, tắt điện. Vì vậy sau mỗi buổi tan trường, bác bảo vệ lại đi kiểm tra tất cả phòng học. Phòng nào chưa đóng cửa sổ, tắt quạt, tắt điện, bác mở cửa tắt điện và cài lại tất cả cửa sổ, cửa chính của từng phòng, sau đó gọi điện thoại báo cô giáo chủ nhiệm lớp... Bác Tiến nói: “Bác làm như thế để nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức, tạo thói quen giữ gìn, bảo vệ tài sản công và sử dụng điện, nước tiết kiệm. Các thầy cô giáo được nhắc không giận mà còn cám ơn bác nữa”.
Với bản tính cẩn thận, trách nhiệm trong công việc nên không chỉ công việc bác được phân công phụ trách mà việc chung của trường bác Tiến làm rất nhiệt tình. “Bác biết như thế là hơi kỹ, nhưng như vậy bác mới yên tâm. Bác Hồ đã dạy tiết kiệm là quốc sách, bác không làm được việc lớn thì những việc gì khả năng làm được bác sẽ làm”.
Nguyễn Thị Mây
(Trường tiểu học Tiến Thành)