【kq aston villa】Chưa có doanh nghiệp nào cam kết với nông dân

macca

Tiềm năng đến năm 2030 diện tích trồng mắc ca có thể vào khoảng 9.940 ha.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN xung quanh vấn đề quy hoạch cây mắc ca.

* PV: Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020,ưacódoanhnghiệpnàocamkếtvớinôngdâkq aston villa tiềm năng phát triển đến năm 2030 với diện tích 9.940 ha, trong khi đó, kỳ vọng của nhiều DN sẽ có khoảng 200.000 ha cây trồng trên cả nước. Vậy cơ sở nào Bộ NN&PTNT đưa ra con số này, thưa Thứ trưởng?

- Ông Hà Công Tuấn:Tôi có thể khẳng định rằng, đây là quy hoạch đầu tiên về cây mắc ca của Bộ NN&PTNT. Và chúng tôi đã đưa ra con số khuyến cáo người dân chỉ nên trồng ở ngưỡng trước mắt khoảng 10.000 ha. Còn con số mà dư luận đưa ra 220.000 ha là con số của Viện Điều tra quy hoạch rừng. Con số này được cơ quan này đưa ra dựa trên đánh giá khả năng về diện tích đất đai có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp có thể trồng được cây mắc ca.

Tuy nhiên, quy hoạch của Bộ NN&PTNT không chỉ dựa trên khả năng đất đai phù hợp với điều kiện sinh trưởng mà còn phải dựa trên những cơ sở như đảm bảo cây mắc ca trồng phải có năng suất thời gian thu hái, chế biến hợp lý mới giữ được chất lượng hạt mắc ca hạt để cung cấp được thực phẩm. Ngoài ra, cần đảm bảo giải quyết vấn đề nguồn vốn và liên kết giữa cơ sở chế biến giữa người nông dân và DN. Tích hợp những yêu cầu cơ bản đó, Bộ mới có thể đưa ra được bản quy hoạch phát triển cây mắc ca hiện nay.

* PV: Thưa Thứ trưởng, với những vùng hiện nay đang nằm ngoài quy hoạch thì phương án giải quyết như thế nào?

- Ông Hà Công Tuấn:Tôi được báo cáo chính thức vào cuối năm 2015, cả nước đã trồng khoảng 2.700 ha mắc ca, trong đó khu vực Tây Bắc khoảng hơn 620 ha, Tây Nguyên khoảng 2.000 ha, còn lại 88 ha được trồng tại 6 tỉnh khác là những tỉnh không nằm trong vùng quy hoạch này. Chúng tôi đã có khuyến cáo với các địa phương không trong vùng quy hoạch thì khó có khả năng đảm bảo phát triển cây mắc ca bền vững và có hiệu quả. Do vậy, các địa phương đó cần khuyến cáo bà con không trồng thêm, nhưng cũng không nên vì quy hoạch mà chặt ngay 88 ha này, cần tiếp tục theo dõi, đánh giá để có tổng kết và xác định khoa học.

tuan
Ông Hà Công Tuấn

* PV: Thời gian qua, chúng ta đã nghe nhiều đến Tập đoàn HimLam, Ngân hàng Liên Việt có ý định đầu tư vào mắc ca nhưng có ý kiến cho rằng Bộ NN&PTNT không ủng hộ những DN này, có đúng không, thưa Thứ trưởng?

- Ông Hà Công Tuấn:Trong quá trình làm quy hoạch phát triển cây mắc ca, chúng tôi xác định sự thành công bền vững của cây mắc ca có vai trò rất quan trọng của DN và rất trân trọng lắng nghe ý kiến của các DN. Theo đó những hội nghị, hội thảo về cây mắc ca có mời sự tham gia của các DN, trong đó có đại diện của Ngân hàng Liên Việt. Ngoài ra, tôi cũng đã trực tiếp mời một số DN đến trao đổi một cách cởi mở, đề nghị nếu họ có những sáng kiến, phương án riêng về phát triển cây mắc ca thì gửi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ tạo điều kiện và bàn bạc với các địa phương hỗ trợ.

Nhưng rất tiếc, đến nay tôi chưa nhận được đề xuất nào như vậy và trên thực tiễn những nơi mà tôi đã đi, bà con đều cho biết họ chưa được DN nào đến cam kết để cho vay vốn, cung cấp giống hoặc cam kết thu mua sản phẩm. Hiện nay, một số nông dân ở Đắk Nông đang yêu cầu chúng tôi tạo sự liên kết. Tôi cũng đang tìm DN có thể giúp cho bà con Đắk Nông.

* PV: Thưa ông trước thực tế này, Bộ có khuyến cáo gì cho nông dân? Đồng thời, quy hoạch của Bộ đưa ra giải pháp gì để cây mắc ca không lặp lại tình trạng trồng - chặt như một số cây nông nghiệp trước đây?

- Ông Hà Công Tuấn: Chúng tôi luôn khuyến cáo người dân chỉ những nơi trong vùng quy hoạch được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp cơ sở thì bà con nên trồng, và bà con trồng thì phải đảm bảo nguồn giống được kiểm soát như quy định của Bộ NN&PTNT. Có thể nói quy hoạch phát triển cây mắc ca là quy hoạch mà chúng tôi phải rà soát, cân nhắc tiếp thu lắng nghe rất nhiều ý kiến và phân tích có luận cứ khoa học. Chúng tôi cũng biết đến bây giờ vẫn còn có những ý kiến trái chiều, nhưng về cơ bản có thể khẳng định rằng quy hoạch mắc ca là dựa trên yêu cầu đảm bảo phát triển bền vững, tránh tình trạng thiệt hại cho nông dân.

Ngay tại quyết định ban hành quy hoạch này, chúng tôi đã xác định rất rõ các biện pháp. Thứ nhất, về quản lý giống như bảo quản giống có chất lượng và phương thức sản xuất giống phải đúng quy trình kỹ thuật. Thứ hai, thâm canh theo quy trình của Bộ đã ban hành. Thứ ba, đảm bảo phải gắn cơ sở chế biến với DN thu mua sản phẩm và nông dân. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm giống và các biện pháp kỹ thuật khác để có đánh giá thực sự khoa học hơn sau năm 2020 để chúng ta có quy hoạch chắc chắn cho đến năm 2030.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Nam Khánh (thực hiện)