Trong đó,ángxuấtkhẩulâmsảnchínhướcđạthơntỷbarcelona đấu với getafe gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,114 tỷ, chiếm 22,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Nông nghiệp. Giá trị xuất siêu lâm sản chính đạt 3,237 tỷ USD (riêng giá trị xuất siêu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,031 tỷ USD).
Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT |
Năm 2018, ngành Lâm nghiệp đặt ra mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD giá trị các mặt hàng lâm sản. Như vậy, với những kết quả khả quan của 6 tháng đầu năm, đến nay kế hoạch này đã hoàn thành được 48%. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam - chiếm 78,2% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Malaysia (gấp 2 lần), Hàn Quốc (49,6%), Pháp (24,7%), Hoa Kỳ (11,5%) và Úc (11,3%).
Để đảm bảo lượng gỗ nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tăng mạnh theo từng năm, tính đến nay, các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ có thời vụ trồng rừng trong vụ xuân hè đã trồng được 105.982 ha rừng, bằng 114 % so với cùng kỳ năm 2017.
Để thực hiện tái cơ cấu, ngành Lâm nghiệp định hướng sản xuất theo chuỗi, nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, sử dụng giống có chất lượng cao để phục vụ trồng rừng, tăng cường công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng… quyết tâm hoàn thành mục tiêu về tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ rừng và gia tăng sinh kế cho người trồng rừng.
Diệu Hoa