Xây dựng đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới chỉ là thành công bước đầu,ệuxvănhanngthnmớiChuyệnxyvgiữkết quả trận suwon giữ vững danh hiệu lại là công việc đòi hỏi nhiều quyết tâm.
Người dân ở xã Hỏa Tiến phát huy sản vật ở địa phương để làm du lịch.
Không lơ là nâng chất
Còn hai địa phương nữa được công nhận là xã Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh) và xã Phương Bình (huyện Phụng Hiệp), thì chỉ tiêu 7 đơn vị đạt danh hiệu văn hóa nông thôn mới trong năm 2017 của Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Hậu Giang hoàn thành. Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Hậu Giang, chia sẻ, việc nâng chất từ danh hiệu xã văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn văn minh đô thị là sự tất yếu và mỗi địa phương đã đạt danh hiệu văn hóa phải phấn đấu để đạt ở cấp cao hơn. Điều này cũng thể hiện các đơn vị không thể bằng lòng với danh hiệu mình đã đạt, “ngủ quên” trong chiến thắng mà lơ là việc nâng chất. Bởi như vậy, phong trào sẽ thụt lùi ngay. Từ đó, việc chỉ đạo, có kế hoạch kiểm tra, giám sát các địa phương đã, đang và sẽ xây dựng các danh hiệu văn hóa được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt, những nơi còn nhiều khó khăn, hệ thống thiết chế văn hóa xuống cấp cũng được đặc biệt quan tâm khảo sát để có thể đánh giá một cách toàn diện những thuận lợi, khó khăn của từng địa phương để có hướng chia sẻ, hỗ trợ…
Trong các tiêu chí xây dựng các danh hiệu văn hóa, tiêu chí trong dân, về cảnh quan môi trường, xây dựng gia đình văn hóa, xóa đói giảm nghèo… được các địa phương đặc biệt quan tâm. Ông Dương Minh Truyền, Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Hỏa Tiến cơ bản hoàn thành các tiêu chí của xã văn hóa nông thôn mới, nhưng chúng tôi vẫn rất lo lắng vì tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, rồi cảnh quan môi trường từng lúc, từng nơi chưa thật sự hoàn thiện. Xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, rà soát để nắm sát yêu cầu thực tế của người dân để tiếp tục có sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống một cách đồng bộ”. Hỏa Tiến là một trong những địa phương sẽ được công nhận danh hiệu văn hóa nông thôn mới trong thời gian tới. Nơi đây đang ra sức phát huy sức mạnh toàn dân để tiếp tục nâng cao cuộc sống của người dân một cách toàn diện. Địa phương còn biết tận dụng lợi thế nông sản đặc thù của địa phương để tạo điều kiện khi ngành du lịch xây dựng mô hình du lịch cộng đồng vùng khóm Cầu Đúc ở ấp Thạnh Thắng, hiện tại đã có 4 hộ dân kinh doanh loại hình du lịch này và bắt đầu thu hút khách du lịch. Ông Huỳnh Tường Dương, hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở ấp Thạnh Thắng, chia sẻ: “Tôi thích làm du lịch, nên khi được hướng dẫn là bắt tay ngay. Nhà có hơn 20 công khóm, không gian cũng rộng, thoáng, nên tôi trồng thêm kiểng, xây dựng nhà vệ sinh, nhà bếp sạch sẽ, ngăn nắp. Rồi nghiên cứu những món ăn, thức uống từ khóm như củ hủ khóm, khóm non, mứt khóm, rượu khóm… để phục vụ khách. Giờ, khách vãng lai cũng có, các đoàn thể đến đây sinh hoạt dã ngoại cũng có, tạo thêm niềm vui, động lực để tôi tiếp tục xây dựng điểm đến tại gia đình mình”.
Đưa phong trào đi vào chiều sâu
Vừa còn nguyên vẹn niềm vui vì bao vất vả để cùng bà con xây dựng từng tiêu chí của xã văn hóa nông thôn mới, xã nông thôn mới cuối cùng cũng đã có thành tựu, ông Bùi Hữu Như, cán bộ văn hóa xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, chia sẻ, cán bộ cực một thì người dân cực mười, vì họ mới chính là những người làm tất cả. Vì thế, việc tuyên truyền, vận động, nêu gương, nhân rộng mô hình và đặc biệt phải xuống cơ sở thường xuyên để xem người dân họ đang trông chờ điều gì để hỗ trợ, tiếp sức. Việc chăm lo đời sống kinh tế của người dân cũng được địa phương quan tâm, tạo điều kiện, từ đó, hộ nghèo giảm dần, hộ giàu tăng hàng năm. Thu nhập bình quân đầu người đã trên 33 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo chỉ còn gần 4%. Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi được phát động rộng rãi. Ngày càng có nhiều mô hình nông dân sản xuất giỏi, thu nhập trên 100 triệu đồng/năm… Người dân phấn khởi vì đời sống ngày một khấm khá, họ sẽ càng tham gia nhiều vào phong trào ở địa phương và sức lan tỏa của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cũng sâu, rộng hơn.
Một thực tế là dù phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai khá đồng bộ, đã làm thay đổi diện mạo cảnh quan môi trường, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhưng vẫn còn một số nơi phong trào chưa được quan tâm đúng mức, nên chất lượng chưa đồng đều. Dễ nhận thấy nhất là cuộc thi Mô hình có cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; mô hình Tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu…, những nơi tổ chức nghiêm túc, tạo được sự đồng thuận, đồng lòng của người dân như ở huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy…, thì phong trào sẽ tạo dấu ấn, sức lan tỏa.
Đặc biệt, ở những địa phương đang xây dựng xã văn hóa nông thôn mới, nông thôn mới, thì sẽ dồn lực vào, còn các nơi khác phong trào trầm lắng. Theo Ban chỉ đạo phong trào của tỉnh, đây là điều mà ban chỉ đạo phong trào các cấp cần đặc biệt quan tâm, để giữa xây dựng và giữ vững danh hiệu văn hóa có sự đồng bộ, tiếp tục đưa phong trào không chỉ đi vào chiều sâu mà còn tạo được sự lan tỏa rộng khắp!
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ