Hiện nay,ôngcụSphảigắnliềnvớidoanhnghiệptránhápdụngmangtínhhìnhthứtrận đấu man utd gặp burnley Chính phủ đã phê duyệt chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030, với mục tiêu số doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình từ 15 – 20% /năm. Đồng thời, phấn đấu năng suất lao động của doanh nghiệp sau đổi mới công nghệ tăng ít nhất 1,5 – 2 lần so với khi chưa đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Việt Nam, vẫn còn những rào cản nhất định trong quá trình nâng cao năng suất như: Chất lượng lao động còn hạn chế, Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp chưa hiệu quả khiến năng suất chất lượng chưa được như kì vọng...
Vì vậy, việc sử dụng khoa học công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý hiệu quả, công cụ cải tiến năng suất và nghiên cứu đổi mới sáng tạo là cần thiết. Doanh nghiệp cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và giảm chi phí kết hợp tăng cường hiệu quả hoạt động để phục hồi sản xuất và kinh doanh.
Nói cách khác, việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ chính là việc đưa các ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp loại bỏ các lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng mọi hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Giới chuyên gia nhận định, các hệ thống quản lý như ISO 9000, ISO 14000, GMP, HACCP đã trở thành hệ thống công cụ cải tiến năng suất chất lượng quen thuộc với doanh nghiệp. Đồng thời, các công cụ cải tiến Kaizen, 5S, Lean, Lean 6 Sigma… và công cụ quản lý khác cũng được doanh nghiệp quan tâm và ứng dụng. Trong đó, công cụ cải tiến năng suất chất lượng 5S được đông đảo doanh nghiệp áp dụng thành công.
Ông Lê Minh Tâm – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Ảnh: Thanh Tùng.