Nguyệt Cát
BPO - Bình Phước có ngành kinh tế nông nghiệp đa dạng với phong phú mặt hàng nông sản. Đây là thế mạnh của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp thời kỳ hội nhập và thương mại quốc tế. Vì vậy,ăngcườnghợptaacutecquốctếtrongnocircngnghiệtrực tiếp hạng 2 đức việc chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp là nhiệm vụ được tỉnh quan tâm, chú trọng thực hiện thời gian qua.
TRANG BỊ KIẾN THỨC, THAY ĐỔI TƯ DUY
Để nông dân có thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình kinh tế thị trường trong nước và thế giới, những năm qua, hội nông dân các cấp chú trọng thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế, đưa nông dân trên địa bàn tỉnh tham gia sâu vào nền kinh tế thị trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự quyết tâm cao trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp để hiểu rõ thời cơ, thách thức của hội nhập và thương mại quốc tế.
Hợp tác xã Hòa Phú, xã Bù Nho, huyện Phú Riềng đã ký kết hợp tác sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với Công ty Futaba Sankyo (Nhật Bản) nhằm phục vụ quy trình sản xuất theo hướng sạch. Trong ảnh: Các chuyên gia của công ty nghiên cứu quá trình cải tạo đất tại vườn điều của hợp tác xã
Từ năm 2018 đến nay, hội nông dân các cấp đã lồng ghép tổ chức hơn 70 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, hội viên về những cơ hội, thách thức của hội nhập và thương mại quốc tế. Đồng thời chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm của các nước tiên tiến về sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm; giải pháp tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Từ đó giúp hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh có kiến thức, thông tin để hoạch định chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của cá nhân và đơn vị một cách hiệu quả nhất.
Hằng năm, Hội Nông dân tỉnh tổ chức bình chọn, xét tuyển các sản phẩm chất lượng để tham mưu tỉnh đánh giá và bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu
Ngoài thực hiện chủ trương ngoại giao nhân dân bằng cách trang bị kiến thức về hội nhập và thương mại quốc tế, đơn vị còn hỗ trợ nông dân kết nối với các tổ chức kinh tế về lĩnh vực nông nghiệp ở nước ngoài để trao đổi, học tập kinh nghiệm và phối hợp sản xuất. Cụ thể, đã tổ chức đón tiếp 12 đoàn khách quốc tế đến trao đổi kinh nghiệm, tập huấn cho nông dân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng chế phẩm sinh học, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, tổ chức 1 đoàn gồm 22 cán bộ, hội viên học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Đài Loan. Phó trưởng Ban Kinh tế - Xã hội kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh Lê Thị Thu Hương |
Thông qua các hoạt động hội nhập quốc tế đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Cụ thể, tiếp nhận tài trợ của Công ty TNHH Arimex, Cộng hòa Litva xây dựng 10 căn nhà tình thương cho hội viên trồng điều khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 450 triệu đồng. Tiếp nhận và triển khai dự án “Nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân Việt Nam” từ nguồn vốn tài trợ của Tập đoàn Google. Kết quả, tổ chức tập huấn cho 900 lượt hội viên, thành lập 19 câu lạc bộ nông dân với internet gắn với hoạt động của các tổ hợp tác, chi hội nông dân nghề nghiệp.
Ngoài ra, còn phối hợp triển khai dự án “Nâng cao năng lực hướng đến việc phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành hạt điều tại Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy (NORAD) tài trợ. Qua đó, đã lựa chọn đào tạo được 49 tập huấn viên nguồn và tổ chức 57 lớp tập huấn thực hành kỹ năng chăm sóc cây điều cho 1.120 lượt nông dân trồng điều trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các doanh nghiệp có uy tín hỗ trợ cung ứng vật tư nông nghiệp, cây giống. Qua đó, đã cung cấp hơn 6.000 tấn phân bón hữu cơ nhập khẩu Nhật Bản, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, sản xuất 50.000 cây điều giống, 200.000 phôi nấm chất lượng tốt cho nông dân và kết hợp tư vấn chuyển giao kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, XÂY DỰNG CHUỖI SẢN PHẨM
Ngoài tăng cường chủ động hợp tác, hội nhập thương mại quốc tế, ngành nông nghiệp tỉnh tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm thương hiệu “made in Binhphuoc”.
Đến nay, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị trí trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bằng những con số biết nói. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 34.464 tỷ đồng vào năm 2022 và đạt khoảng 16.421 tỷ đồng trong 6 tháng năm 2023, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện toàn tỉnh có khoảng 800 hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại đang hoạt động về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; hơn 500 chi hội, tổ hội nghề nghiệp với 5.518 thành viên. Đặc biệt tỉnh đã đánh giá, phân hạng khoảng 100 sản phẩm OCOP từ 3-5 sao. Năm 2023, tỉnh có 26 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu được UBND tỉnh bình xét và công nhận; trong khi năm 2021 chỉ có 11 sản phẩm và năm 2022 là 15 sản phẩm. Điều đó chứng tỏ ngành nông nghiệp của tỉnh ngày càng có sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng trong thời gian ngắn. Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh được xuất khẩu sang thị trường khó tính và tham gia các sàn giao dịch điện tử đưa nông sản Bình Phước đến với nhiều thị trường trên thế giới.
Ngày càng có nhiều sản phẩm thiết bị hiện đại được sản xuất, đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ; sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng và giá trị thương phẩm cao; ưu tiên các sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trong giai đoạn 2019-2023, có 19 nhiệm vụ khoa học và công nghệ lĩnh vực nông nghiệp được triển khai, chiếm 76% trong số các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng thuộc các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, ngành khoa học và công nghệ đã phối hợp với hội nông dân các cấp tổ chức 19 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, 6 hội thảo đầu bờ với khoảng 700 lượt nông dân tham gia. Những nhiệm vụ, hoạt động khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp được triển khai trong thời gian qua đã góp phần phát triển giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, giúp hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ BÙI THỊ MINH THÚY |
Việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp cũng được các cấp, ngành chú trọng. Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Mai Hương cho biết: Trong giai đoạn 2018-2022, trên địa bàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 71.778 học viên. Riêng Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp đào tạo nghề cho 11.342 học viên, đạt 113% kế hoạch. Nâng tổng số lao động đã qua đào tạo lên 406.832 người, đạt 64% số người trong độ tuổi lao động. Lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 127.771 người, chiếm 20,1% so với số người trong độ tuổi lao động.
Những nghiên cứu mới về sản phẩm vật tư nông nghiệp cũng được chú trọng và giới thiệu đến nông dân
Tiềm năng phát triển nông nghiệp trong hội nhập quốc tế là rất lớn. Để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, ngoài những kết quả đã đạt, mỗi nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã và chính quyền các cấp phải nỗ lực toàn diện trong phát triển nông nghiệp theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng loại ngành hàng, sản phẩm để biến cơ hội thành kết quả cụ thể. Qua đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.