【nhận định az alkmaar】Giải ngân vốn chưa như kỳ vọng
Sắp hết năm 2019,ảingânvốnchưanhưkỳvọnhận định az alkmaar giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 78,6% | |
Giải ngân vốn FDI: 11 tháng tăng 6,8% | |
Hết tháng 11, giải ngân vốn đầu tư qua kho bạc đạt 63,7% | |
Giải ngân vốn đầu tư công: Chủ động đôn đốc chủ đầu tư dự án |
20 bộ, ngành và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%. Ảnh: ST. |
Kế hoạch lớn, giải ngân thấp
Thống kê mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy, ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2019 là hơn 231.664 tỷ đồng, đạt gần 54% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt hơn 58% so với kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn so với cùng kỳ (gần 62%). Trong đó: Vốn trong nước giải ngân được hơn 217.078 tỷ đồng, đạt gần 62% kế hoạch Thủ tướng giao (vốn trái phiếu chính phủ giải ngân đạt gần 13.000 tỷ đồng, đạt hơn 33% và vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt hơn 10.498 tỷ đồng, đạt hơn 58%); vốn nước ngoài giải ngân hơn 14.586 tỷ đồng, đạt 31% kế hoạch Thủ tướng giao.
Số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 11 tháng qua của các bộ, ngành, địa phương cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có 6 bộ, ngành và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 80%; đặc biệt có 4 bộ, ngành và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 90%. Đặc biệt, có 3 đơn vị đã hoàn thành việc giải ngân là: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Hội Nhà văn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Một số đơn vị giải ngân đạt hơn 90% là: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hải Dương, Bình Phước.
Nhiều bộ, ngành, địa phương có số kế hoạch vốn lớn đang có tiến độ giải ngân khá tốt. Đơn cử như tỉnh Quảng Ninh đã giải ngân hơn 90% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (7.663 tỷ đồng); Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân hơn 83% kế hoạch vốn được giao (hơn 7.148 tỷ đồng); Thanh Hóa giải ngân hơn 82% kế hoạch vốn được giao (hơn 6.872 tỷ đồng); Bộ Quốc phòng giải ngân gần 81% kế hoạch vốn được giao (hơn 6.407 tỷ đồng)…
Tuy nhiên, còn đến 28 bộ, ngành và 14 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (hơn 58%); trong đó, có 20 bộ, ngành và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%. Đáng chú ý là Bộ Giao thông vận tải có số kế hoạch vốn lớn nhất, lên đến hơn 28.737 tỷ đồng nhưng giải ngân vốn mới đạt gần 34%. Bộ Y tế kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao là hơn 6.688 tỷ đồng, mới giải ngân được 26,66%. Đồng Nai có số kế hoạch vốn giao lớn, hơn 14.000 tỷ đồng, giải ngân mới đạt hơn 27%.
Hai “đầu tàu” kinh tế là TPHCM và Hà Nội cũng nằm trong nhóm có số kế hoạch vốn lớn, tỷ lệ giải ngân thấp. Đến nay, TPHCM mới giải ngân được gần 43% kế hoạch (37.589 tỷ đồng) và Hà Nội giải ngân được hơn 45% của 47.334 tỷ đồng kế hoạch.
Tạo thuận lợi tối đa cho quyết toán
Để thúc đẩy giải ngân, sau nhiều cuộc họp liên tục để lắng nghe khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 94/NQ-CP ngày 29/10/2019 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019.
Do Nghị quyết mới được ban hành nên tác động tới tiến độ giải ngân vốn chưa nhiều dẫn đến tiến độ giải ngân chưa được khởi sắc như kỳ vọng. Theo đại diện Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính, thực hiện Nghị quyết này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ giao thêm hơn 7.326 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2019 cho các bộ, ngành, địa phương. Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến kịp thời về việc điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2019. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực rà soát tình hình thực hiện giải ngân của các dự án đến thời điểm 31/10/2019 và đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2019 từ các dự án không có khả năng giải ngân hoặc giải ngân không hết số vốn được giao sang cho các dự án có nhu cầu bổ sung vốn và có khả năng giải ngân tốt. Đến nay, một số bộ, ngành đã được cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh kế hoạch, như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải. Một số địa phương đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, chủ đầu tư bám sát các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
Từ nay đến cuối năm, chỉ còn một tháng, Bộ Tài chính đã phát đi công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh kế hoạch vốn những dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân tốt. Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý đối với số kế hoạch vốn năm 2019 không có khả năng giao trong năm 2019, theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 94.
Về vấn đề quyết toán – một trong những nguyên nhân gây chậm trễ, theo bà Mai Thị Thùy Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đã chỉ đạo hệ thống Kho bạc Nhà nước thường xuyên phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn cho các đơn vị trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh toán, đảm bảo mọi hồ sơ, chứng từ đủ điều kiện thanh toán vốn đầu tư do các chủ đầu tư, ban quản lý dự án gửi đến kho bạc đều được tiếp nhận và giải quyết đúng theo chế độ và thời gian quy định. Đồng thời, Kho bạc Nhà nước có văn bản đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ dự án, nghiệm thu khi đã có khối lượng hoàn thành và hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục gửi đến Kho bạc để kiểm soát thanh toán, thu hồi vốn đã tạm ứng, tránh dồn vào cuối năm gây khó khăn cho công tác kiểm soát chi và giải ngân.
Bộ Tài chính cũng đã đề nghị cơ quan phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm các quy định; đồng thời xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân nếu để xảy ra vi phạm. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần chấp hành nghiêm quy định về thời gian lập hồ sơ; nâng cao năng lực, tuân thủ quản lý dự án đầu tư; chủ động phối hợp với cơ quan thẩm tra quyết toán cung cấp thông tin, giải trình… trong giai đoạn thẩm tra quyết toán.
Hệ thống Kho bạc có trách nhiệm đôn đốc chủ đầu tư, nhà thầu, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn chỉnh hồ sơ để thanh toán. Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước đã yêu cầu hệ thống Kho bạc tuyệt đối không được để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào mà không rõ lý do. Điều đó thể hiện quyết tâm từ phía các cơ quan tài chính trong việc hỗ trợ tối đa cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.