Siêu âm tầm soát cho thai phụ tại Khoa chăm sóc trước sinh Bệnh viện Từ Dũ. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Thạc sỹ Trần Thơ Nhị - Giảng viên Bộ môn Y đức và Tâm lý học,ơnphụnữViệtNamcoacutedấuhiệubịtrầmcảgimcheon sangmu vs Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (Trường Đại học Y Hà Nội) cho hay, kết quả trên nằm trong nghiên cứu “Trầm cảm ở phụ nữ tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội,” được triển khai từ năm 2014-2017.
Nghiên cứu này là một phần của dự án nghiên cứu liên ngành“Tác động của bạo lực lên sức khỏe sinh sản của phụ nữ ở Tanzania và Việt Nam” (Dự án PAVE).
Dự án PAVE được tài trợ bởi cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch, được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa Tanzania, Đan Mạch và Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu đến từ bốn trường đại học trường đại học: Kilimanjaro Christian Medical College (KCMC, Tanzania), Trường Đại học Y Hà Nội (Việt Nam), Đại học Copenhagen, và Đại học Nam Đan Mạch đã tiến hành khảo sát nghiên cứu trên gần 1.400 phụ nữ trước và sau sinh.
Kết quả của Nghiên cứu cho thấy, trầm cảm sau sinh tại Việt Nam chiếm tỷ lệ tương đương với các nước trong khu vực và các nghiên cứu khác. Một số yếu tố liên quan chặt chẽ với trầm cảm bao gồm bạo lực do chồng, tiền sử thai lưu, lo âu trong mang thai và hỗ trợ gia đình...
Thạc sỹ Trần Thơ Nhị phân tích, trầm cảm sau sinh có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và trẻ em, cũng như mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình.
Trẻ sơ sinh có bà mẹ bị trầm cảm có sự tăng trưởng kém hơn so với trẻ sơ sinh của các bà mẹ không bị trầm cảm. Về chiều cao, trẻ em của nhóm bà mẹ trầm cảm có nguy cơ thấp hơn gấp 3 lần ở tháng thứ 3 và tháng thứ 6 so với nhóm phụ nữ không bị trầm cảm. Bà mẹ bị trầm cảm có khả năng cho bé ngừng bú sớm. Do đó mà trẻ dễ bị mắc các bệnh tiêu chảy, truyền nhiễm khác nhau cao hơn .
Đặc biệt, trầm cảm sau sinh còn anh hưởng đến mối quan hệ mẹ-trẻ sơ sinh, nó tác động lâu dài đến sự phát triển của trẻ.
Những phát hiện của nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải sàng lọc trầm cảm và các yếu tố nguy cơ trong khi mang thai và sau sinh tại các cơ sở y tế để cải thiện sức khỏe bà mẹ và thai nhi cũng như tránh được các hậu quả đáng tiếc.
Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm sau sinh ở phụ nữ là khá phổ biến với tỷ lệ là 13,0% . Trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị, có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần nặng và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và tính cách của trẻ trong tương lai.
Bà mẹ bị trầm cảm biểu hiện những cảm xúc tiêu cực hơn như buồn phiền, lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt. Nghiêm trọng hơn, người mẹ có thể xuất hiện ý định tự tử, tự hủy hoại bản thân và con của họ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm dựa vào 3 triệu chứng đặc trưng và 7 triệu chứng phổ biến.
- Ba triệu chứng đặc trưng:khí sắc trầm, mất mọi quan tâm và thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.
- 7 triệu chứng phổ biến:
+ Giảm sút sự tập trung, chú ý.
+ Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.
+ Xuất hiện những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
+ Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan.
+ Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát.
+ Rối loạn giấc ngủ: Bệnh nhân thường mất ngủ vào cuối giấc.
+ Ăn ít ngon miệng.