【kết quả giải j-league 2 nhật bản】Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có thể tác động cả hành lang kinh tế dọc đất nước
Đó là nhận định của chuyên gia khi nói về tác động của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đối với nền kinh tế.
Cụ thể,ĐườngsắttốcđộcaoBắcNamcóthểtácđộngcảhànhlangkinhtếdọcđấtnướkết quả giải j-league 2 nhật bản trả lời Báo điện tử VTC News, ông Đỗ Văn Hạt, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải (GTVT) cho rằng Việt Nam có địa hình trải dài, do đó, chỉ cần một tuyến đường sắt tốc độ cao là đã có thể tác động đến cả hành lang kinh tế dọc đất nước.
“So với một số nước đang khai thác đường sắt tốc độ cao, mỗi tuyến đường sắt sẽ chỉ phát triển được một trục ngang hoặc dọc do địa hình tròn và to. Nhưng chúng ta chỉ cần một tuyến đường sắt duy nhất chạy từ Bắc vào Nam sẽ tác động kinh tế đến tất cả các vùng trên toàn quốc. Khi giao thông thông suốt sẽ thúc đẩy giao thương, kéo các vùng miền lại gần nhau hơn, chênh lệch kinh tế giữa các vùng sẽ được thu hẹp lại”,ông Hạt phân tích.
Ngoài ra, theo ông Hạt, khi đường sắt tốc độ cao được đưa vào khai thác, phân bố dân cư của cả nước sẽ hài hòa và hợp lý hơn. Người dân có thể kéo về các tỉnh dọc tuyến đường này để sinh sống và làm việc, khi đó, áp lực hạ tầng sẽ không còn đè nặng lên các thành phố lớn.
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT cũng phân tích thêm, so với các loại hình giao thông khác, đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sử dụng quỹ đất ít hơn, cũng sử dụng nguyên liệu điện, điện từ nên không phát thải khí nhà kính, không góp phần làm cho biến đổi khí hậu tiêu cực hơn.
“So với phương tiện nhanh nhất hiện nay là máy bay, mỗi chuyến chỉ chở được vài trăm người cho thời gian khoảng 4-5 giờ từ khi làm thủ tục đến khi hoàn thành chuyến bay Bắc-Nam trong điều kiện thuận lợi thì tàu cao tốc sẽ mất khoảng 5 giờ 30 phút để đi từ Bắc vào Nam mà không phải chờ đợi và mỗi chuyến có thể chở tới hàng nghìn người. Rõ ràng, những ưu điểm tích cực của loại hình giao thông này đang hiển hiện rõ”, ông Hạt dẫn chứng
Đồng quan điểm kho cho rằng dự án sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế đất nước, tại tọa đàm "Đường sắt tốc độ cao - Thời cơ và thách thức" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức mới đây, ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - nhận định, công trình xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ có tác động trực tiếp đến khoảng 7-8 lĩnh vực kể cả trước và sau khi hoàn thành.
Đầu tiên là tác động đến ngành xây dựng trong cơ cấu GDP bởi vì đây là công trình xây lắp.
Sau đó tác động đến các ngành phụ trợ phục vụ cho công trình này, như ngành cung cấp vật liệu cho xây dựng công trình, kể cả các vật liệu thông thường như cát, đá, sỏi hay vật liệu đặc chủng như sắt, thép... để làm đường ray hoặc các công trình khác.
Một tác động nữa là các ngành dịch vụ cung cấp cho công trình này như tài chính, ngân hàng hay dịch vụ về huy động vốn…
Thứ tư là tác động lan tỏa đến phát triển đô thị. Theo ông Phương, tuyến đường này mở ra hơn 20 ga từ Bắc vào Nam. Trong định hướng phát triển tuyến đường sắt, mỗi ga đều có các khu đô thị đính kèm. Trong tương lai chúng ta xác định phát triển đô thị là một động lực, vì thế đây là một động lực tốt để phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, sau khi dự án được đưa vào sử dụng sẽ tác động mạnh đến các ngành khai thác, nhất là là dịch vụ du lịch.
Với quy mô cực lớn, dự án tạo công ăn việc làm cho một khối lượng lớn người dân khi huy động lực lượng tham gia vào xây dựng và vận hành công trình này.
Cuối cùng là sẽ tác động đến tăng trưởng của ngành vận tải, để hướng tới hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải, tăng thêm doanh số, năng suất, công suất phục vụ.
Một điểm đáng chú ý nữa là dự án sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, làm gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là giảm chi phí logistic, góp phần đáng kể cho phát triển các ngành công nghiệp, ngành sản xuất kinh doanh có sử dụng tuyến đường sắt này.
"Sơ bộ chúng tôi đánh giá như vậy và chắc chắn sau này sẽ có những thống kê cụ thể, chi tiết hơn",Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Thành LâmMới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam.
Tuyến đường sắt tốc độ cao bắt đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541km.
Về quy mô đầu tư, xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Đường sắt chạy trên ray, đoàn tàu khách sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực phân tán, tàu hàng sử dụng động lực tập trung; thông tin tín hiệu tương đương hệ thống đang sử dụng tại các quốc gia vận hành khai thác đường sắt tốc độ cao trên thế giới.
Đề xuất lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm tàu tốc độ thiết kế 350km/h.
Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827ha, số dân tái định cư khoảng 120.836 người.
Chính phủ đề xuất hình thức đầu tư dự án là đầu tư công, việc phân chia dự án thành phần được thực hiện khi phê duyệt dự án đầu tư. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).