【trận western united】Thêm cơ hội cho tương lai xanh

Chú thích ảnh
Trung tâm hội nghị,êmcơhộichotươtrận western united nơi diễn ra Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan, ngày 21/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Về những kết quả đáng chú ý tại hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nam, chuyên gia đánh giá quốc tế của Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) khẳng định, bước đột phá quan trọng đầu tiên của COP29 là đạt được đồng thuận về cách thức hoạt động của thị trường carbon, bao gồm giao dịch giữa các quốc gia (Điều 6.2) và cơ chế tín chỉ carbon (Điều 6.4), giúp thiết lập tiêu chuẩn mới cho thị trường tín chỉ carbon.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Phương Nam, đột phá tiếp theo là thỏa thuận mới về tài chính khí hậu, được gọi là "Mục tiêu định lượng tập thể mới". Gần 200 quốc gia nhất trí với mục tiêu tăng gấp 3 lần khoản tài chính công hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, từ 100 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm đến năm 2035. Thỏa thuận cũng đặt ra mục tiêu huy động tổng cộng 1.300 tỷ USD mỗi năm từ cả nguồn công và tư cho các quốc gia đang phát triển.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã ca ngợi thỏa thuận trị giá 300 tỷ USD trên đánh dấu "một kỷ nguyên mới cho hợp tác và tài chính khí hậu, thúc đẩy đầu tư vào quá trình chuyển đổi sạch, giảm phát thải và xây dựng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu". Thư ký điều hành UNFCCC, ông Simon Stiell cũng nhấn mạnh mục tiêu tài chính mới đạt được là một "chính sách bảo hiểm cho nhân loại" trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Dù vậy, ông lưu ý rằng thỏa thuận chưa đáp ứng đầy đủ mong đợi của tất cả các bên và cần nhiều nỗ lực hơn trong năm tới.

Chú thích ảnh
Các đại biểu dự Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan ngày 12/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Ngoài tài chính khí hậu, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nam đánh giá, COP29 đã giải quyết thành công các vấn đề minh bạch báo cáo khí hậu, với việc hoàn thành các công cụ báo cáo mới cho Khung tăng cường minh bạch (ETF) của Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu, góp phần tăng cường chính sách khí hậu và xác định nhu cầu tài chính. Bên cạnh đó, COP29 đã thiết lập chương trình hỗ trợ thực hiện Kế hoạch Quốc gia Thích ứng với biến đổi khí hậu (NAPs) cho các nước kém phát triển. COP29 đồng thời đã nâng cao tiếng nói của các cộng đồng địa phương và người dân bản địa trong hành động khí hậu, tái khẳng định tầm quan trọng của bình đẳng giới và thúc đẩy lồng ghép giới vào các chính sách khí hậu. COP29 cũng lần đầu tiên ghi nhận sự tham gia của trẻ em trong Diễn đàn Khí hậu do Thanh niên lãnh đạo, nhấn mạnh tính bao trùm và hợp tác giữa các thế hệ trong hành động khí hậu.

Dù đạt được những thành tựu trên, song COP29, vốn thiếu vắng các nhà lãnh đạo hàng đầu, cũng gây thất vọng, thậm chí còn được cho là “bước lùi” trong cuộc chiến ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bà Laurence Tubiana, “kiến trúc sư” của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, đánh giá hội nghị tại Baku thiếu đi tính tham vọng cấp bách trong thời điểm hiện nay. Bà cho rằng nguyên nhân gây ra khủng hoảng khí hậu đã rất rõ ràng, nhưng các quốc gia vẫn không dám đối đầu với những "đối tượng gây ô nhiễm" chính là các quốc gia sản xuất dầu mỏ, chỉ vì lợi ích kinh tế ngắn hạn. Điều này cho thấy những cam kết mạnh mẽ trong các cuộc họp trước đó vẫn chưa đủ để tạo ra những đổi thay thật sự.

Chú thích ảnh
Trung tâm hội nghị, nơi diễn ra Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan ngày 11/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN