【soi kèo bóng đá ngoại hạng anh hôm nay】Lý giải nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công ở TP.Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Lý giải nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công ở TP.Hồ Chí Minh chậm tiến độ
Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng phát biểu chỉ đạo về giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: TTBC

Nhà thầu “làm càng nhanh càng lỗ”

Ông Đào Minh Chánh - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cho biết, kế hoạch đầu tư công năm 2022 của TP.Hồ Chí Minh được HĐND thành phố thông qua vào ngày 9/12/2021 là 44.987,640 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn trung ương bố trí cho thành phố là 2.479 tỉ đồng còn lại là nguồn vốn ngân sách thành phố.

Tuy nhiên, tính đến ngày 25/5, TP.Hồ Chí Minh chỉ mới giải ngân hơn 4.300 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 13,5% tổng kế hoạch vốn giao.

Tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 thấp hơn so với cùng kỳ, theo lý giải của Sở Kế hoạch và Đầu tư là do có nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng chủ yếu là ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2021, việc tái khởi động thi công các dự án các tháng đầu năm 2022 có độ trễ nhất định và bị “cộng hưởng”sau thời gian thành phố thực hiện ứng phó với tình hình dịch Covid-19; đặc biệt, do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP.Hồ Chí Minh, qua theo dõi tiến độ giải ngân vốn đầu tư công toàn thành phố thì khối lượng nghiệm thu thực tế trên các công trường chậm.

Một trong những nguyên nhân cơ bản là do ảnh hưởng của chiến dịch quân sự Nga -Ukraina, đẩy giá xăng dầu tăng, mà cụ thể mà giá xăng trong nước tăng 11 lần (tăng hơn 30%); từ đó ảnh hưởng đến tất cả loại giá vật liệu đầu vào của ngành xây dựng.

“Các nhà thầu trúng thầu theo hợp đồng có quan ngại nếu tiếp tục càng làm thì càng lỗ nên có tâm lý làm cầm chừng, chờ có chính sách điều chỉnh giá vật liệu xây dựng và điều chỉnh giá hợp đồng”- ông Hải cho biết.

Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do đặc thù của các công trình xây dựng cơ bản là đến những tháng đầu năm 2022 mới được giao kế hoạch vốn, nên đến tháng 4 và tháng 5/2022, các công đoạn như mời thầu, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu… mới được triển khai dẫn đến giá trị giải ngân thấp.

Cũng theo ông Hải, từ những nguyên nhân trên, tiến độ giải ngân của TP.Hồ Chí Minh thường bị dồn và tăng cao vào thời điểm cuối năm, đặc biệt là 2 tháng cuối năm. “Tỷ lệ giải quyết hồ sơ, giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng cuối năm bằng 10 tháng trước đó cộng lại”- ông Hải thông tin.

Phải trọng tâm và quyết liệt hơn

Lãnh đạo chính quyền TP.Hồ Chí Minh cho biết, trước thực trạng trên, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo các đơn vị sở, ngành, quận, huyện tăng tốc triển khai các dự án, nhưng tiến độ nhìn chung vẫn còn chậm.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng đã nhiều lần đánh giá và chia sẻ tại nhiều cuộc họp với các ngành và cho rằng, dù đã có nhiều nỗ lực, giải pháp đã được triển khai nhưng đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố vẫn rất chậm.

"Tiền kiếm đã khó mà xài tiền cũng xài không được thì cần phải xem lại năng lực và trách nhiệm”- Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng.

Theo bà Thắng, trong công tác giải ngân vốn đầu tư công có hai vấn đề cần phải xem xét. Thứ nhất, những chủ đầu tư, đơn vị được bố trí vốn nhưng chưa thực hiện giải ngân cần phải tự mình rà soát lại những vướng mắc, tiến độ, nguyên nhân khách quan, chủ quan.

Thứ hai, với các đơn vị đến thời điểm này vẫn chưa phân bổ vốn năm 2022 cần phải xem xét, rà soát, có giải pháp bởi nếu không đến cuối năm 2022 không hoàn thành nhiệm vụ thì đây là trách nhiệm và lỗi rất lớn của các sở, ngành.

Lý giải nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công ở TP.Hồ Chí Minh chậm tiến độ
Thi công cống ngăn triều Mương Chuối tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Gia Cư

Ghi nhận về tình hình thực hiện một số công trình trọng điểm tại TP.Hồ Chí Minh đến thời điểm hiện tại. Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đã được gỡ vướng về thủ tục tái cấp vốn. Hiện dự án đã hoàn thành 90% khối lượng xây lắp. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2022.

Dự án tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên: Tổng khối lượng thực hiện dự án đạt trên 90%, đã vận chuyển 17/17 đoàn tàu về Depot Long Bình, Thành phố Thủ Đức chuẩn bị cho giai đoạn vận hành, thử nghiệm. Hiện thành phố và Ban quản lý Dự án đường sắt đang tiến hành song song vừa triển khai dự án vừa thực hiện các thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện dự án.

Dự án tuyến đường sắt Metro số 2: Hiện công tác giải phóng mặt bằng tại Quận 3 chưa hoàn tất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đến nay đạt 84% (490/586 trường hợp), do vướng thủ tục, công tác thương thảo, đàm phán Phụ lục Hợp đồng số 13 chưa bắt đầu. Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu chính (CS2B, CP2 đến CP7) đang tiếp tục triển khai./.