Tham gia ở phân khúc thấp
Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp - khẳng định,ànhcôngnghiệpôtôNhậndiệnhạnchếpháttriểnbềnvữngtrongxuthếhộinhậket qua kasimpasa công nghiệp ôtô là ngành đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Báo cáo của Cục Công nghiệp cho thấy, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây. Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…
Cần có chính sách thu hút các tập đoàn chuyển giao công nghệ ôtô |
Hiện nay, trong nước có khoảng hơn 170 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 500.000 xe/năm. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ôtô toàn cầu. "Các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường nội địa" - ông Trương Thanh Hoài nhìn nhận.
Báo cáo của Cục Công nghiệp cũng thẳng thắn cho rằng, ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ôtô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ôtô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.
Nêu ra những hạn chế căn bản của ngành công nghiệp ôtô, ông Trương Thanh Hoài khẳng định, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ôtô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa… "Ngành công nghiệp ôtô trong nước còn nhiều hạn chế lại đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là ôtô từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, và trong vòng 7 - 10 năm tới là các sản phẩm ôtô từ các quốc gia thành viên của Hiệp định CPTPP và EVFTA" - ông Trương Thanh Hoài nói.
Tìm hướng giải quyết
Để phát triển ngành công nghiệp ôtô trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách mới tập trung hỗ trợ để thúc đẩy nhanh các dự án lớn về sản xuất, lắp ráp ôtô của các doanh nghiệp lớn, thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án quy mô lớn có kèm theo chuyển giao và làm chủ công nghệ tại Việt Nam. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu sửa đổi áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo hướng không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước, với thời hạn của chính sách từ 5 - 10 năm.
"Quan trọng hơn cần phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng ngành công nghiệp ôtô. Theo đó, kết hợp sửa đổi các chính sách về thuế, chú trọng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi, hỗ trợ khác của Chính phủ để thu hút các dự án đầu tư sản xuất ôtô điện" - lãnh đạo Cục Công nghiệp đề xuất.
Liên quan đến Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Nghị định đã tạo ra dung lượng thị trường tốt, tập trung cho doanh nghiệp làm khối lượng lớn, kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô cần tiếp tục chú trọng trong thời gian tới. "Lĩnh vực ôtô điện, xe máy điện là một xu hướng tất yếu trong tương lai. Cục Công nghiệp cần nghiên cứu, chuẩn bị tốt để xây dựng chính sách sẽ rất phù hợp với xu hướng phát triển chung trong ngành công nghiệp ôtô" - Thứ trưởng gợi mở.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu, 6 tháng cuối năm, Cục Công nghiệp tiếp tục làm việc, bàn hướng giải quyết trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp để tạo ra dư địa phát triển ngành công nghiệp ôtô, đặc biệt là phát triển thị trường nội địa. "Cần tiếp tục nghiên cứu những tồn tại tại Nghị định 116 theo hướng bảo vệ sản xuất trong nước nhưng đồng thời vẫn có sự phù hợp trong quá trình hội nhập" - Bộ trưởng lưu ý.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giao nhiệm vụ cho Cục Công nghiệp 6 tháng cuối năm rà soát, nghiên cứu cụ thể đối với ngành công nghiệp ôtô, nắm bắt tổng thể để tập trung phát triển ngành công nghiệp trọng điểm này trong giai đoạn tiếp theo. |