Bộ Công Thương nỗ lực gỡ khó xuất khẩu vải tươi sang Nhật | |
250 thương nhân Trung Quốc đăng ký mua vải thiều Lục Ngạn | |
Lào Cai: “Dọn đường” cho tháng cao điểm xuất khẩu vải thiều | |
Xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều |
Tổng sản lượng vải thiều trên cả nước năm nay khoảng hơn 200.000 tấn. Ảnh: N.Thanh |
Băng băng vào Mỹ,ảithiềuViệtsẵnsàngxuấtngoạbong da lu fu Australia
Ngay ngày 25/5 vừa qua, Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương và huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã tổ chức chương trình thu hái vải thiều XK và cắt băng XK lô vải đầu tiên đi Singapore, Mỹ, Australia trong năm 2020, mở màn cho khởi đầu thuận lợi của vụ thu hoạch, tiêu thụ vải thiều. Cụ thể, Công ty cổ phần Ameii Việt Nam đã xuất container vải thiều đầu tiên sang Singapore. Công ty TNHH Sản xuất, thương mại và dịch vụ Rồng Đỏ xuất những chuyến hàng vải thiều đầu tiên sang thị trường Australia và Mỹ.
Về sản xuất quả vải năm 2020, tại Bắc Giang tổng diện tích là 28.126 ha; ước sản lượng là 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019, trong đó sản lượng vải sớm là 45.000 tấn và vải chính vụ 115.000 tấn. Tại Hải Dương, diện tích 9.750 ha; ước sản lượng là 45.000 tấn. Tại Hưng Yên ước sản lượng là 15.000 tấn, chủ yếu là các giống vải lai chín sớm, tiêu thụ thuận lợi. |
Năm 2020, tổng sản lượng vải thiều của toàn tỉnh Hải Dương ước đạt 45.000 tấn, tăng hơn 20.000 tấn so với vụ năm 2019. Trà vải sớm thu hoạch trong khoảng 1 tháng (từ 5/5 – 5/6). Trà vải chính vụ đạt khoảng 25.000 tấn, tăng gấp 3 - 4 lần so với năm trước, thời gian thu hoạch từ ngày 5/6 đến cuối tháng 6.
Đại diện Sở NN&PTNT Hải Dương đánh giá, tiêu thụ vải thiều đầu vụ khá thuận lợi. Số DN, siêu thị, thương nhân về Hải Dương thu mua nhiều hơn năm trước. Vải thiều sớm đang thu hoạch đạt sản lượng khá cao, mẫu mã đẹp, bảo đảm chất lượng. Đáng chú ý, giá bán cao hơn năm trước từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Các mẫu quả vải trong vùng XK do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và các DN mang đi phân tích, đánh giá trước khi XK đều bảo đảm tiêu chuẩn.
Tại “thủ phủ” vài thiều Bắc Giang, tiêu thụ vải thiều cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực. Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, tính đến ngày 18/5 đã có 250 thương nhân người Trung Quốc đăng ký đến Lục Ngạn thu mua vải thiều. Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Dự kiến, vào vụ thu hoạch rộ, sẽ có tới 700 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn mua vải. Hiện, huyện đã có phương án cách ly, giám sát để vừa phòng dịch Covid-19 hiệu quả, vừa tiêu thụ giúp dân thuận lợi".
Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết thêm, tỉnh tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là đối với thị trường truyền thống là Trung Quốc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, tập đoàn, nhà phân phối ký kết hợp đồng sớm với các hợp tác xã, các DN và các tổ hợp tác, trang trại thu mua, tiêu thụ vải.
Sẵn sàng thâm nhập Nhật Bản
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá, XK vải thiều vào các thị trường Trung Quốc, Australia, Mỹ… thuận lợi là nhờ đã có sự chuẩn bị và tiếp cận từ nhiều năm qua. Riêng năm nay trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã có nhiều giải pháp về mặt chính sách và thủ tục để thuận tiện cho việc XK vải. Cụ thể như: Australia đã chấp thuận việc chiếu xạ vải tại Hà Nội. Cùng với đó, nhờ ứng dụng những cải tiến về công nghệ, việc bảo quản quả vải tươi có thể kéo dài đến 35 ngày, thuận lợi cho việc XK bằng đường biển.
Riêng với thị trường Nhật Bản, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật cho hay, đến nay chất lượng vải các vùng vải XK (Bắc Giang, Hải Dương) đều đạt các yêu cầu khắt khe của nhà NK và các điều kiện kỹ thuật cho việc XK vải sang Nhật đều đã sẵn sàng. Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục đàm phán với phía Nhật Bản để tiến tới phía Nhật chuyển giao phần giám sát cho phía Việt Nam do chuyên gia Nhật chưa thể trực tiếp sang Việt Nam vì dịch Covid-19.
Xung quanh câu chuyện tiêu thụ vải thiều, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: Cuối năm ngoái, Nhật Bản đã chính thức cho nhập quả vải tươi Việt Nam. Bộ NN&PTNT đã làm việc với Bắc Giang, tỉnh cũng rất chủ động quy hoạch vùng sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng vào Nhật Bản với sự giám sát chặt chẽ. Cục Bảo vệ thực vật cũng đã cử cán bộ về tận địa phương hướng dẫn, theo dõi từng quy trình sản xuất và đánh giá lại toàn bộ công tác chuẩn bị.
Theo ông Thái, riêng với thị trường Nhật Bản, đến thời điểm này, Bắc Giang đã sẵn sàng đầy đủ các điều kiện để đưa quả vải thiều với chất lượng tốt nhất sang thị trường này. Hiện đã có 3 DN về Bắc Giang ký hợp đồng để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.
Theo tìm hiểu của phóng viên, dự kiến trong vài ngày tới, Bộ NN&PTNT cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, tỉnh Bắc Giang sẽ sớm tổ chức lễ XK quả vải tươi đầu tiên sang Nhật Bản.