Người đứng đầu đơn vị phải thường xuyên đôn đốc công việc
Ngày 29/11,ộtrưởngNguyễnMạnhHùngLàmgìcũngphảinghiêmtúcvàđếnmứcxuấtsắkết quả trận vn hôm nay Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 11 của Bộ TT&TT.
Được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, hội nghị còn có sự tham dự của các Thứ trưởng Phan Tâm, Bùi Hoàng Phương và lãnh đạo cấp trưởng, phó các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ.
Theo thống kê, 11 tháng đầu năm nay, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách cũng như đóng góp vào GDP cả nước của ngành TT&TT đều tiếp tục tăng, với mức tăng trưởng từ trên 17% đến hơn 27% so với cùng kỳ năm 2023.
Tuy vậy, kết quả rà soát của Văn phòng Bộ TT&TT cho thấy, trong tháng 11, vẫn còn 13 cơ quan, đơn vị đang thực hiện quá hạn tổng số 32 nhiệm vụ trọng tâm.
Bên cạnh trực tiếp hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho 3 đơn vị còn nhiều nhiệm vụ bị chậm, người đứng đầu ngành TT&TT yêu cầu các đơn vị khác trong Bộ tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc, có vướng mắc thì hội ý, xin ý kiến của lãnh đạo Bộ. “Các đơn vị không được trễ nải công việc, không để tiếp diễn tình trạng chậm, muộn trong thực hiện các nhiệm vụ”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu.
Cùng với yêu cầu lãnh đạo các đơn vị trong Bộ phải đôn đốc công việc hàng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng lưu ý về tỷ lệ tham dự các cuộc họp trong và ngoài Bộ của lãnh đạo Bộ cũng như lãnh đạo các cục, vụ.
Cụ thể, tỷ lệ họp ngoài và trong Bộ của lãnh đạo Bộ là khoảng 50 – 50. Với quan điểm việc chính là điều hành, đôn đốc công việc trong Bộ TT&TT, Văn phòng Bộ được yêu cầu điều chỉnh tỷ lệ đi họp bên ngoài của lãnh đạo Bộ chỉ chiếm khoảng 30%. Tương tự, các cục trưởng, vụ trưởng cũng cần điều chỉnh thời gian đi họp bên ngoài để tập trung giải quyết công việc của đơn vị mình.
Ba việc chính trong phát triển trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ công chức
Đã thành nếp tại Bộ TT&TT, một phần nội dung quan trọng trong các hội nghị giao ban quản lý nhà nước hàng tháng, quý là phần tham luận của các đơn vị nhằm chia sẻ những nhận thức mới, kinh nghiệm hoặc cách làm hay.
Tại hội nghị diễn ra sáng ngày 29/11, đại diện Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Trần Thị Nhị Thủy đã tham luận về “Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong kỷ nguyên mới theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm”.
Trong phần trình bày của mình, bên cạnh việc phổ biến những điểm chính về định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm với công tác xây dựng thể chế, các giải pháp để nâng cao chất lượng thể chế, bà Trần Thị Nhị Thủy cũng đề xuất những nhiệm vụ trước mắt của Bộ TT&TT.
Đó là, quán triệt tinh thần mới trong xây dựng và hoàn thiện thể chế; khẩn trương nghiên cứu, xây dựng chính sách cho những vấn đề, xu hướng mới trong ngành TT&TT; tiếp tục rà soát các quy định hiện hành, phát hiện kịp thời và sửa sớm các quy định là điểm nghẽn gây khó khăn, cản trở sự phát triển. Đồng thời, hoàn thiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để đảm bảo triển khai thực thi đồng bộ các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua.
Chiếm một phần không nhỏ trong thời lượng của buổi giao ban quản lý nhà nước tháng 11 là thời gian demo, thảo luận về xây dựng trợ lý ảo cán bộ công chức tại các đơn vị thuộc Bộ TT&TT.
Một lần nữa chỉ rõ trợ lý ảo của các đơn vị thuộc Bộ là công cụ hỗ trợ cán bộ, công chức làm những việc hàng ngày cho đúng, người đứng đầu ngành TT&TT hướng dẫn rõ 3 việc cũng là 3 yêu cầu đặt ra trong xây dựng trợ lý ảo diện hẹp của đơn vị.
Đó là, xây dựng cẩm nang làm việc; số liệu của đơn vị đưa vào trợ lý ảo thì khi hỏi phải ra được đúng; làm giàu thêm hệ tri thức bằng việc hàng tuần có công cụ đẩy vào trợ lý ảo những tình huống, tri thức mới xuất hiện trong quá trình làm việc.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng lưu ý các đơn vị làm trợ lý ảo phải giữ đúng vai, tập trung vào phần việc của mình là chuẩn bị tốt dữ liệu, đặt ra bài toán tường minh cho công ty công nghệ và sau đó không can thiệp, “thò tay” vào việc giao công ty công nghệ.
Đáng chú ý, qua xem demo một số học liệu về cứu nạn, cứu hộ đang được Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC xây dựng theo hướng game hóa cho Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét: Hướng đi thì đúng, nhưng VTC cần làm cho nó xuất sắc, nhất là với những sản phẩm đầu tiên để từ đó khơi thông, tạo ra nguồn thu mới.
“Làm gì cũng phải làm ở mức xuất sắc thì mới dùng được. Giống như trợ lý ảo, nếu không làm đạt mức xuất sắc thì cũng không có ai sử dụng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Đóng góp của ngành TT&TT vào GDP đất nước tăng 18% Theo thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2024, doanh thu toàn ngành TT&TT ước đạt trên 3,98 triệu tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 95,6% kế hoạch cả năm; lợi nhuận toàn ngành ước đạt 291.219 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 100,2% kế hoạch năm; nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 116.148 tỷ đồng, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 119% so với kế hoạch cả năm; đóng góp vào GDP của ngành TT&TT ước đạt 924.839 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 94,2% so với kế hoạch năm. Trong tháng 12/2024, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT cần hoàn thành 309 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có 8 đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; và 18 thông tư. |