【hàn quốc vs uae】Bộ Quốc phòng nêu lý do không tăng số lượng công dân nhập ngũ
Trả lời các kiến nghị trên,ộQuốcphòngnêulýdokhôngtăngsốlượngcôngdânnhậpngũhàn quốc vs uae Bộ Quốc phòng cho biết, thực hiện theo Luật Nghĩa vụ quân sự, hằng năm gọi công dân nhập ngũ và giải quyết hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ xuất ngũ 1 đợt.
Số lượng gọi công dân nhập ngũ trên cơ sở nhu cầu tổ chức biên chế của Quân đội và quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự. Về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như hiện nay đã bảo đảm cho Quân đội có lực lượng thường trực hợp lý, có sức chiến đấu cao...
Số lượng và thời hạn tại ngũ được quy định như hiện nay là cơ sở để các đơn vị có đủ thời gian huấn luyện, rèn luyện bảo đảm hạ sĩ quan, binh sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ kỹ, chiến thuật quân sự chuyên sâu.
Ngoài ra, cũng đảm bảo kỹ năng khai thác và sử dụng thành thạo các loại vũ khí, khí tài hiện đại phù hợp với phương thức tác chiến mới. Cùng với đó là tạo nguồn lực dự bị động viên và cán bộ cơ sở chất lượng cao cho các cơ quan, địa phương sau khi xuất ngũ.
Như vậy, Bộ Quốc phòng cho rằng, nếu tăng số lượng gọi công dân nhập ngũ, giảm thời hạn phục vụ tại ngũ thì hằng năm phải tổ chức gọi công dân nhập ngũ và giải quyết xuất ngũ 2 đợt, dẫn đến khó khăn và tốn kém về vật chất, ngân sách, thời gian, ảnh hưởng đến thực hiện các nhiệm vụ khác của địa phương và đơn vị.
Đặc biệt, việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đợt 2 sẽ trùng vào mùa tuyển sinh cao đẳng, đại học, gây phiền hà và sẽ dẫn đến nhiều đơn thư kiến nghị liên quan việc tạm hoãn gọi nhập ngũ của công dân.
Việc giảm thời gian phục vụ tại ngũ sẽ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân đội.
Về kinh tế, hằng năm Nhà nước phải chi thêm ngân sách hàng nghìn tỷ đồng để tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, huấn luyện, rèn luyện và thực hiện chế độ, chính sách.
Cử tri đề nghị sửa Điều 41 của Luật Nghĩa vụ quân sự
Bộ Quốc phòng cũng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị sửa Điều 41 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 để hạn chế những bất cập.
Theo nội dung cử tri nêu, Điều 41 của Luật quy định công dân đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy trong một khóa đào tạo được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Song những trường hợp được gia hạn học thêm, lưu ban, nợ môn, thi lại tốt nghiệp chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tình trạng lợi dụng để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, là một trong những khó khăn khi gọi công dân nhập ngũ của chính quyền địa phương.
Bộ Quốc phòng cho biết, quá trình triển khai tổ chức thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập.
Cụ thể đó là: Đăng ký nghĩa vụ quân sự, quản lý công dân trong độ tuổi nhập ngũ đối với sinh viên khi trúng tuyển học cao đẳng, đại học; một số trường hợp được gia hạn học thêm, lưu ban, nợ môn, thi lại tốt nghiệp hoặc học xong không di chuyển nghĩa vụ quân sự về địa phương, nơi cư trú mới.
Những trường hợp này chưa có quy định và chế tài xử lý đầy đủ, dẫn đến tình trạng lợi dụng để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây khó khăn cho công tác nắm, quản lý nguồn của địa phương và bức xúc trong dư luận.
Theo Bộ Quốc phòng, vào tháng 2/2022, Thủ tướng đã giao Bộ lập đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật và nghị định có liên quan đến Luật Nghĩa vụ quân sự.
Bộ Quốc phòng đã thành lập ban chỉ đạo, tổ nghiên cứu, đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, tổ chức tổng kết 8 năm thực hiện Luật.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng tiếp tục nghiên cứu, báo cáo, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật vào thời điểm phù hợp khi có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, bảo đảm khoa học, khả thi.