【tỉ lệ ăn lô】Canh bạc “chết chóc” đối phó Covid
Tuần “đen tối” của Brazil hay sự liều lĩnh được tính toán?ạcchếtchócđốiphótỉ lệ ăn lô
Brazil lại bước vào một tuần đen tối nữa khi số ca mắc Covid-19 tăng mạnh. Tính đến chiều 26/5, quốc gia lớn nhất Mỹ Latin này đã ghi nhận 376.669 ca mắc và 23.522 ca tử vong do Covid-19.
Sự ảm đạm này tiếp diễn sau khi Brazil vượt Nga trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới hôm 23/5. Đó cũng là đêm Tổng thống Bolsonaro và nhóm an ninh của ông rời dinh tổng thống ở Brasilia và dừng lại ăn khuya ở một quầy bánh mỳ kẹp, phớt lờ mọi chỉ trích.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro xuất hiện cùng đám đông ủng hộ bên ngoài cung điện Planalto ở thủ đô Brasilia hôm 24/5. Ảnh: Reuters. |
Trong khi số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở Brazil liên tục tăng vọt, ông Bolsonaro vẫn chỉ coi dịch bệnh này là “cúm nhẹ”. Hai bộ trưởng y tế đã rời nội các của ông trong vòng chưa đầy một tháng: một người bị sa thải và người còn lại từ chức, do những bất đồng trong đối phó với Covid-19.
Ông Bolsonaro nhiều lần bày tỏ lo ngại về các tác động tài chính và kinh tế, cảnh báo rằng nó sẽ còn tồi tệ hơn chính bản thân virus SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19). Ông cũng công khai phản đối các biện pháp phòng ngừa như phong tỏa hay cách ly mà các thống đốc và thị trưởng đã áp đặt ở những khu vực bị tác động nặng nhất ở Brazil.
Những người ủng hộ ông Bolsonaro thường tập trung bên ngoài dinh tổng thống Planalto ở Brasilia, vẫy biểu ngữ và cờ ủng hộ ông, đồng thời phản đối các lệnh phong tỏa. Các cuộc tuần hành dường như diễn ra vào mỗi cuối tuần, có sự tham gia của Tổng thống Brazil và thường được phát trực tiếp trên tài khoản Facebook của ông.
Trong đoạn video về cuộc tuần hành mới đây nhất, ông Bolsonaro không đeo khẩu trang, tạo dáng chụp ảnh, bắt tay mọi người và thậm chí còn bế một em bé trên vai, đi ngược hoàn toàn những khuyến cáo về giãn cách xã hội để ngăn Covid-19 của các chuyên gia.
Cố vấn an ninh quốc gia Brazil, tướng Augusto Heleno, người cùng ông Bolsonaro tham gia tuần hành, đã tuyên bố “Chúng ta sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này. Đây là một sự liều lĩnh có tính toán và mọi thứ sẽ được giải quyết”.
Tuy nhiên, những người phản đối Bolsonaro liên tục chỉ trích chính phủ về cách mà mọi việc đang diễn ra. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 24/5, thị trưởng Manaus Arthur Virgilio Neto nói rằng, Tổng thống là người “đồng chịu trách nhiệm” về số ca tử vong do Covid-19, đồng thời kêu gọi ông từ chức.
Manaus, thành phố 2 triệu dân được biết đến như cửa ngõ của khu vực rừng Amazon, bị tàn phá bởi Covid-19 khi có tới hơn 13.000 ca mắc và 1.183 ca tử vong.
Sự quay lưng của “thần tượng chính trị”?
Trong khi ông Bolsonaro, người được gọi là “Trump xứ nhiệt đới”, bị cáo buộc coi nhẹ đại dịch Covid-19, thì người đồng cấp ở Mỹ đã bắt đầu tỏ ra lo ngại. Tổng thống Mỹ Donald Trump, người được coi là “thần tượng chính trị” của ông Bolsonaro, đã cấm nhập cảnh đối với những người đến từ Brazil sau khi quốc giá Mỹ Latin này trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany nói rằng, động thái này sẽ giúp đảm bảo những người nước ngoài từng ở Brazil sẽ không trở thành “nguồn lây nhiễm bệnh ở Mỹ”. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 29/5, được áp dụng đối với tất cả những người không phải là công dân Mỹ đã từng ở Brazil trong vòng 14 ngày.
Đây là một đòn mạnh nhằm vào nhà lãnh đạo cực hữu của Brazil, người từng nhiều lần tuyên bố rằng những điểm tương đồng của ông với Tổng thống Trump là bằng chứng cho thấy ông đang đưa Brazil đi đúng hướng.
Những người ủng hộ Tổng thống Bolsonaro thường mang cờ Mỹ trong các cuộc tuần hành, trong khi Tổng thống Brazil gần đây còn đội một chiếc mũ có dòng chữ “Trump 2020”.
“Lời của Mỹ tới Brazil: Hãy ở nhà của mình” là dòng tít trên trang nhất báo Estado de Minas cùng với hình ảnh những người ủng hộ ông Bolsonaro đang mang cờ Mỹ.
Các đối thủ của ông Bolsonaro lại mô tả động thái của Mỹ như một sự hắt hủi và là bằng chứng cho thấy sự “khúm núm” của ông Bolsonaro đối với Trump là sai lầm.
“Brazil, một mối rủi ro y tế đối với thế giới vì Jair Bolsonaro. Giờ thì ngay cả Mỹ cũng cấm nhập cảnh đối với các công dân Brazil”, Valmir Assunção, một nghị sỹ thuộc đảng Công nhân cánh tả tuyên bố trên Twitter.
Tổng thống Bolsonaro tham gia cùng những người biểu tình phản đối giãn cách xã hội hồi giữa tháng 4/2020. Ảnh: CNN |
Các quan chức ủng hộ ông Bolsonaro lại đang cố đưa ra quan điểm tích cực về lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ.
“Hãy mặc kệ những điều báo chí đã đưa”, Filipe, một cố vấn chính sách ngoại giao của ông Bolsonaro nói trên Twitter, đồng thời nhấn mạnh trước đây Mỹ cũng từng hạn chế nhập cảnh đối với những người đến từ Trung Quốc, Iran, Anh và các nước EU khác để ngăn chặn đại dịch.
Ngoại trưởng Brazil Ernesto Araújo còn đăng tải lại một dòng tweet từ Hội đồng an ninh quốc gia [Mỹ] nói rằng: “Brazil là một trong những đối tác mạnh mẽ nhất của chúng tôi trên thế giới”.
Brian Winter, một biên tập viên của tạp chí Quarterly có trụ sở tại New York, cho rằng vì các mối quan hệ nồng ấm giữa Mỹ và Brazil nên “chính quyền Trump đã chờ đợi lâu nhất có thể mới thực hiện bước đi này”.
Tuy nhiên, theo Winter, “ngay cả tình bằng hữu này cũng không thể bảo vệ bạn khỏi bị cấm nếu bạn vượt mốc 20.000 ca tử vong và không thể làm phẳng đường cong”.
“Washington không hào hứng gì (về chính trị) khi phải làm điều này. Họ biết điều đó sẽ làm bẽ mặt Bolsonaro cũng như Brazil và họ đã cố gắng trì hoãn nó. Sẽ là một sự mỉa mai khủng khiếp khi Mỹ cấm nhập cảnh những người đến từ đất nước có cách tiếp cận giống mình nhất về dịch Covid-19”, Winter nói.
Canh bạc nguy hiểm
Brazil đã nhanh chóng vượt các nước châu Âu trở thành một trong những khu vực bị tác động mạnh nhất trên toàn cầu. Ở đất nước hơn 200 triệu dân này, nhiều người lo sợ tình hình có thể còn tồi tệ hơn so với những con số thống kê chính thức.
Vậy vì sao cho tới giờ, ông Bolsonaro vẫn phản đối các lệnh phong tỏa, các biện pháp hạn chế nhằm chống Covid-19, thậm chí còn hòa vào dòng người biểu tình phản đối các biện pháp này để kêu gọi mở cửa trở lại nền kinh tế?
“Tôi nghĩ chiến lược của ông ấy là chơi trò đổ lỗi, giống như Donald Trump đang làm ở Mỹ, tìm cách khiến các thống đốc phải chịu trách nhiệm trước dân chúng. Như vậy, nếu có cơ hội tái tranh cử và tái đắc cử vào năm 2022, ông ấy sẽ nói rằng: ‘Tôi biết nền kinh tế đang tồi tệ, nhưng đó là lỗi của các thống đốc’”, Anthony Pereira, một Giáo sư tại Viện Brazil thuộc Đại học London (Anh) cho biết.
Quan điểm của Tổng thống Bolsonaro nhận được những đánh giá trái chiều từ người dân Brazil.
“Chiến lược của ông ấy là điều tốt nhất cho Brazil. Ông ấy đang ủng hộ những người sống sót và cuộc sống của rất nhiều gia đình, ông ấy đầu tư vào sự sống chứ không phải cái chết”, Fernando Mello, một người ủng hộ Bolsonaro nói.
Tuy nhiên, đối với nhiều người, Tổng thống Bolsonaro đang đặt chương trình chính trị của mình lên trên cuộc khủng hoảng hiện nay của đất nước.
Maria Betânia Alves, một phụ nữ làm nghề giúp việc ở Sao Paulo nói rằng, cô hoàn toàn không có thu nhập do các lệnh phong tỏa, nhưng cô nghĩ các khuyến cáo y tế cần phải được tuân thủ.
“Ông ấy [Bolsonaro] hoàn toàn sai lầm, bởi trước hết ông ấy phải chăm lo cho sức khỏe cho người dân rồi sau đó mới tìm giải pháp cho những vấn đề khác như thất nghiệp và nghèo đói”, cô nói.
Tổng thống Bolsonaro tuyên bố, nền kinh tế phải được ưu tiên trên hết, đồng thời và phản đối mạnh mẽ các biện pháp phong tỏa.
Dù nhận được sự ủng hộ của một bộ phận người dân có cùng quan điểm cũng như lực lượng bán quân sự, nhưng ông Bolsonaro cũng bị chính các đồng minh quay lưng.
Trên phương diện quốc tế, tình “bằng hữu” của ông với Tổng thống Donald Trump không giúp Brazil tránh được lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ. Trong một lá thư được công bố đầu tháng này, 6 cựu bộ trưởng Brazil đã chỉ trích Bolsonaro và cho rằng phản ứng của ông đối với đại dịch đã khiến chính phủ Brazil trở thành “mục tiêu của sự nhạo báng”.
Bên cạnh đó, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Bolsonaro đã giảm từ 47,8% hồi tháng 1 xuống 39,2%, theo khảo sát của CNT/MDA, trong khi tỷ lệ bất mãn với Tổng thống tăng từ 47% lên 55,4%. Thậm chí, theo khảo sát gần đây nhất của Datafolha, khoảng một nửa dân số Brazil ủng hộ việc xem xét bãi nhiệm Tổng thống.
Những bất ổn chính trị dường như “tỷ lệ thuận” với sự cao trào của dịch Covid-19 ở Brazil. Trong khi đó, các chuyên gia nhận định rằng, dịch bệnh ở Brazil vẫn chưa tới đỉnh và sẽ còn tàn phá quốc gia Nam Mỹ này trong những tuần tới./.