Truyền lửa tình yêu sách là mục đích chính,ềnlửatnhyuschtừĐạisứVănhađọkqbd ngoai hang a khi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”. Hậu Giang đã hưởng ứng tích cực.
Cuộc thi sẽ góp phần truyền cảm hứng đọc sách.
Phát động sâu rộng
Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” vừa được phát động rộng khắp đến các trường tiểu học, THCS, THPT trong toàn tỉnh. Qua 2 lần tổ chức, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của các trường học trên địa bàn. Nếu như năm đầu, số lượng chỉ hơn 3.000 bài dự thi, thì năm 2020, đã tăng gần 4.700 bài. Theo đánh giá của Ban tổ chức, không chỉ đông về số lượng, mà chất lượng cũng từng bước được nâng lên. Các thí sinh đã có sự đầu tư cho bài viết, sử dụng hình ảnh minh họa đa dạng, tạo thêm sự sinh động. Cùng với đó là những đề xuất các giải pháp khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn.
Để thêm sự đa dạng, phong phú, đồng thời kích thích phong trào đọc sách, phát hiện và chăm bồi những cây bút triển vọng, ở lần thứ ba này, cuộc thi được phát động rộng hơn thêm đối tượng là sinh viên.
Bà Trần Tuyết Hận, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh, cho biết: “Việc có thêm đối tượng sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn, chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều bài dự thi hay, sâu sắc, nhiều giải pháp khuyến khích phong trào đọc sách sát với thực tế trong quá trình học tập và nghiên cứu của các em. Từ thực tế đó, chúng tôi sẽ nghiên cứu cải tiến cách thức phục vụ bạn đọc, để có thể giới thiệu những quyển sách họ thật sự cần, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa đọc ngày càng nâng cao của người dân, trong đó đối tượng chính vẫn là học sinh, sinh viên”.
Khơi gợi sự sáng tạo
Năm nay, thí sinh sẽ có 3 đề dành cho học sinh, 2 đề dành cho sinh viên. Ngoài câu hỏi chung là có kế hoạch và giải pháp gì để khuyến khích phong trào đọc sách nếu được chọn là “Đại sứ Văn hóa đọc”. Các nội dung còn lại là chia sẻ về một cuốn sách yêu thích, cuốn sách làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của bạn; viết tiếp lời cho một câu chuyện hay một cuốn sách mà em đã đọc (khuyến khích vẽ tranh minh họa hoặc có lời bằng song ngữ Việt - Anh); sáng tác một tác phẩm (truyện, thơ), khuyến khích tranh minh họa, để khích lệ mọi người đọc sách; chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phong trào đọc sách đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân…
Mỗi câu hỏi trong từng bộ đề rất gần gũi, dễ hiểu, đều hướng đến khai thác tính sáng tạo của thí sinh. Từ đó, mỗi thí sinh sẽ “tung hoành” với những suy nghĩ đầy sáng tạo về cách đọc và cảm nhận về sách của bản thân; đồng thời, đưa ra những giải pháp hay để kích thích phong trào đọc sách.
Theo nhận xét của những thí sinh ở những năm trước thì đề thi không khó, không đánh đố mà tạo sự thoải mái chia sẻ, khai thác khả năng tìm tòi, sáng tạo của người tham gia. Tuy nhiên, muốn viết tốt, đòi hỏi thí sinh không chỉ đọc, cảm nhận, mà phải tư duy, nghiên cứu để chia sẻ, đề xuất những giải pháp đọc sách, khuyến khích phong trào đọc sách… Đặc biệt, nếu tham gia cuộc thi, thí sinh còn phát huy nhiều kỹ năng khác về khả năng sáng tác thơ, văn, họa…, vừa làm phong phú cho bài viết, vừa khai thác những kỹ năng sáng tác, sáng tạo của học sinh. Đây sẽ là nơi để phát hiện và chăm bồi những cây bút triển vọng trong nhà trường.
Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” tại Hậu Giang năm 2021 do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, được phát động từ nay đến hết ngày 31-5-2021. Lễ trao giải dự kiến vào tháng 8-2021. Các tác phẩm đạt giải sẽ được chọn để tham dự vòng chung kết toàn quốc tại Hà Nội. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ