【ngoai hang y】Điều chỉnh giá điện được tính toán cẩn trọng, tác động CPI khoảng 0,035%

Chính sách giá điện: Làm gì để hài hòa nhiều mục tiêu?ĐiềuchỉnhgiáđiệnđượctínhtoáncẩntrọngtácđộngCPIkhoảngoai hang y Chi tiết biểu giá bán điện cho từng nhóm khách hàng Giá bán lẻ điện sinh hoạt tăng: Gần 1,3 triệu hộ nghèo, hộ chính sách ảnh hưởng không đáng kể

Tuân thủ nghiêm túc quy định

Ngày 8/11/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh giá bán điện (áp dụng từ ngày 9/11/2023). Theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Chia sẻ tại họp báo trao đổi về điều chỉnh giá điện, ông Nguyễn Đình Phước – Kế toán trưởng EVN cho biết, việc điều chỉnh giá điện lần này đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn và được tính toán cẩn trọng nhằm hạn chế thấp nhất tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân.

Theo đó, EVN đã căn cứ Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, yêu cầu: “áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng” và “xoá bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định”; Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Trong đó tại Khoản 5, Điều 3 của Quyết định 24/2017/QĐ-TTg quy định: “Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất” và Khoản 2, Điều 3: “Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành”.

Bên cạnh đó là các Quyết định, văn bản của Bộ Công Thương liên quan đến cơ chế, chính sách giá điện.

Điều chỉnh giá điện được tính toán cẩn trọng, tác động CPI khoảng 0,035%
Toàn cảnh cuộc họp trao đổi thông tin về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện chiều 9/11/2023 - Ảnh: Ngọc Tuấn

Vì sao phải điều chỉnh tăng giá điện?

Giá bán điện được tính toán dựa trên các yếu tố đầu vào cho sản xuất điện ở tất cả các khâu, trong đó nhiên liệu chiếm phần tối đa.

Tuy nhiên do giá điện có ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của nền kinh tế do đó để đảm bảo các yếu tố vĩ mô và an sinh xã hội phù hợp với tình hình thực tế nên chính sách giá điện tại Việt Nam luôn có sự điều tiết của Nhà nước. Chính vì vậy, dù đã có các quy định về các yếu tố và thời gian điều chỉnh giá khi có biến động của các yếu tố đầu vào nhưng từ năm 2017 đến nay đã gần 6 năm, dù giá nhiên liệu có biến động nhiều lần, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 nhưng tính tới trước ngày 8/11/2023 mới có 3 lần điều chỉnh giá điện.

Thông tin thêm về nguyên nhân, ông Nguyễn Đình Phước cho biết, năm 2023, chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng, tiếp tục ảnh hưởng đến chi phí của EVN. Cụ thể, do ảnh hưởng của El Nino, sản lượng thủy điện - nguồn điện giá rẻ - giảm gần 17 tỷ kWh so với năm 2022; sản lượng các nhiệt điện than, khí, dầu huy động tăng.

Trong khi đó, giá các loại nhiên liệu đầu vào cho các nhà máy điện tăng và vẫn duy trì ở mức cao. Giá than nhập khẩu NewC Index dự kiến năm 2023 tăng 186% so với 2020 và 25% so với năm 2021; giá than trộn của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam dự kiến tăng bình quân từ 29,6% - 46,0% so với năm 2021; giá than trộn của Tổng công ty Đông Bắc tăng bình quân từ 40,6% - 49,8% so với năm 2021. Giá dầu thô Brent dự kiến tăng 100% so với giá bình quân năm 2020 và tăng 18% so với năm 2021. Đặc biệt, tỷ giá ngoại tệ năm 2023 cũng tăng mạnh, dự kiến tăng 4% so với năm 2021.

Các yếu tố nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí mua điện và giá thành điện của EVN. Giá bán điện không bù đắp nổi chi phí dẫn đến ngành điện bị lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng.

Theo các chuyên gia kinh tế - năng lượng, việc giá điện thấp; không tính đúng, tính đủ đã khiến ngành điện không cân bằng được tài chính, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng, quản lý- vận hành, đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế cũng như sinh hoạt của nhân dân; ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, phát triển sản xuất và nhiều lĩnh vực khác.

Giá điện được tính toán cẩn trọng giảm thiểu tối đa tác động đến nền kinh tế

Đại diện EVN khẳng định, việc điều chỉnh giá điện lần này bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách (khoảng hơn 1,27 triệu hộ) bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Theo đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng; hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.

Bên cạnh đó, các nhóm khách hàng khác như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ sinh hoạt cũng tác động không quá lớn.

Đơn cử như với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, sau khi điều chỉnh giá, mỗi hộ tiêu thụ điện dưới 50kWh/tháng, số tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 3.900 đồng/hộ; các hộ tiêu thụ từ 51-100 kWh/tháng, tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 7.900 đồng/hộ; các hộ tiêu thụ từ 101-200kWh, số tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 17.200 đồng/hộ (đây là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số khách hàng sử dụng điện sinh hoạt (chiếm 34,08%); các hộ tiêu thụ từ 201-300kWh, số tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 28.900 đồng/hộ; các hộ tiêu thụ từ 301-400kWh, tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 42.000 đồng/hộ; các hộ tiêu thụ từ 401kWh trở lên, tiền điện tăng thêm bình quân là 55.600 đồng/hộ.

Điều chỉnh giá điện được tính toán cẩn trọng, tác động CPI khoảng 0,035%
Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, khi điều chỉnh giá điện, Nhà nước cũng như ngành Điện luôn hướng tới bảo vệ và hỗ trợ người có thu nhập thấp. Cụ thể, mức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đợt này, với những hộ tiêu thụ điện ở bậc 1 và bậc 2 (đa số là những người thu nhập thấp), thì giá sau điều chỉnh vẫn ở dưới mức giá điện bình quân.

Đối với nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ (có 547.000 khách hàng), sau khi thay đổi giá, trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 230.000 đồng/tháng; khách hàng sản xuất (có 1,909 triệu khách hàng), trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 432.000 đồng/tháng; Khách hàng hành chính sự nghiệp (có 681 nghìn khách hàng), trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 90.000 đồng/tháng.

Theo số liệu đánh giá của các cơ quan chức năng, việc điều chỉnh giá điện lần này dự kiến làm chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2023 tăng khoảng 0,035%.