Trong văn chương,ữngcáichếtvìtìnhgâytranhcãitrongvănhọcthếgiớkết quả tenerife con đường dẫn đến cái chết nhanh nhất dường như chính là tình yêu. Đọc nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới sẽ thấy tình yêu và cái chết thường xuyên song hành với nhau: phải chăng cái chết là biểu hiện duy nhất của tình yêu đích thực?
Dưới đây là một số cuốn sách gây tranh cãi xuất phát từ những câu chuyện tình yêu bị cấm đoán dẫn đến kết cục bi thảm.
'Macbeth' của William Shakespeare
Macbeth có lẽ là một trong những nhân vật khét tiếng nhất của làng văn chương thế giới. Đó là một người đàn bà có khao khát quyền lực mãnh liệt, đến mức sẵn sàng xui khiến chồng hãy chung thủy với mình bằng cách giết chết bất cứ ai cản đường của họ. Bà là mẫu người hoàn hảo đại diện cho một người phụ nữ sử dụng tình ái nhằm thao túng đàn ông và tranh đoạt quyền lực.
'Anna Karenina' của Leo Tolstoy
Trong cuốn tiểu thuyết sử thi của Leo Tolstoy, Anna Karenina đã có một cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc. Một lần đi xa, Anna gặp được Bá tước Vronsky. Bất chấp tình yêu dành cho con trai, Anna vẫn không thể cưỡng lại sức hấp dẫn từ những bước tiến đầy nhiệt thành của Vronsky. Nhưng sau khi Anna quyết định bỏ nhà ra nước ngoài cùng Vronsky, giữa họ đã xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cái chết bi thảm của Anna. Cuối cùng, bi kịch của Anna trở thành một trong những cái chết gây tranh cãi nhất trong văn học.
'Chữ A màu đỏ' của Nathaniel Hawthorne
Tác phẩm kể về Hester Prynne, một người phụ nữ ngoại tình và bị buộc phải đeo chữ “A” màu đỏ trong suốt quãng đời còn lại. Nó được may lên phần tay và lưng của lớp trang phục ngoài cùng. Nếu bị bắt gặp không tuân thủ bản án này, Hester Prynnes phải chịu hình phạt đánh roi trước công chúng.
Và mặc dù bị xã hội khinh bỉ, Hester vẫn tiếp tục cuộc sống thầm lặng của mình. Cô một mình sinh con và cần mẫn với nghề thợ may. Cô là hiện thân của những mâu thuẫn lớn trong xã hội: giữa xấu xa và đẹp đẽ, tội lỗi và thánh thiện, hình phạt và cứu chuộc.
'Bà Bovary' của Gustave Flaubert
Trong cuốn sách này, Emma Bovary, một người phụ nữ có tâm hồn lãng mạn đã kết hôn với Charles Bovary nhưng không hài lòng với cuộc sống nhạt nhẽo mà Charles mang lại. Bà Bovary tìm đến nhiều mối tình khác, nhưng tất cả đều tan vỡ, khi thì do bà nợ nần chồng chất mà người tình bỏ đi, lúc hiểu lầm một người tình khác thật keo kiệt, nhút nhát...
Chung quy, dưới con mắt chứa đầy sự lãng mạn của mình, Emma nhìn những con người bình thường trở nên vô cùng tầm thường, bà luôn thấy sự hèn mọn và thấp kém của họ. Chính ước mơ luôn ấp ủ, khao khát đã giết chết bà, lý tưởng hóa những người bình thường tới mức cực đoan.
Đại gia Gatsby của F. Scott Fitzgerald
Nhân vật chính Jay Gatsby, yêu Daisy Buchanan, người đã kết hôn với Tom. Mặc dù Gatsby biết về cuộc hôn nhân của Daisy nhưng anh vẫn theo đuổi với hy vọng chiếm được trái tim cô. Đổi lại, sau khi biết Gatsby làm ăn bất chính, Daisy đã không đến với Gatsby. Dù vậy, khi Daisy gây tai nạn, Gatsby vẫn nhận tội thay Daisy và cuối cùng bị giết chết.
'Lolita' của Vladimir Nabokov
Trong tiểu thuyết, nhân vật Humbert bị ám ảnh bởi cô gái trẻ 12 tuổi tên là Dolores Haze, hay còn gọi là Lolita. Humbert phải lấy mẹ của Lolita để được gần gũi con gái của bà. Khi biết chuyện, bà mẹ hoang mang tột độ mà bị xe cán chết. Nhưng sau đó, hai người đã có những ngày tháng như ở thiên đường. Cuộc sống nhàm chán đã khiến Lolita bỏ đi. Khi Humbert nhận được thư báo Lolita đã kết hôn, Humbert trở nên ghen tuông, giết người sau đó chết trong tù.
Bi kịch tình yêu dễ dàng khơi gợi ở độc giả cảm xúc mãnh liệt, tranh cãi gay gắt xoay quanh nỗi đau và quyền quyết định kết thúc sinh mệnh của nhân vật. Trong một thế giới bình thường hàng ngày, những “cái chết vì tình” nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa của việc trở thành con người thực sự - khiếm khuyết, dễ bị tổn thương và có khả năng trải qua mối tình sâu sắc cùng sự mất mát.
Cánh Cam
'Đêm ngàn mắt': Nỗi ám ảnh mang tên 'lời tiên tri về cái chết'Chính chất điện ảnh trong "Đêm ngàn mắt" đã khiến truyện của Cornell Woolrich dù phủ đầy bóng tối nhưng vẫn không hề ảm đạm, não nề, tạo nên sức hấp dẫn riêng có của tác giả.