Phát biểu tại Hội thảo "Pháp luật Việt Nam đã sẵn sàng cho hội nhập?đổichínhsáchkhôngđúngthờiđiểmDoanhnghiệpcóthểquotsụpđổfatih karagumruk vs" tổ chức ngày 17/10 vừa qua tại Hà Nội, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI - nhấn mạnh: "Tính ổn định chắc chắn trong xây dựng chính sách là rất quan trọng. VCCI nhận được rất nhiều đơn kêu cứu. Nhiều doanh nghiệp phàn nàn rằng 4 - 5 năm nay, họ kinh doanh vẫn vậy, mà bây giờ các quy định lại thay đổi ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ vào khoảng thời gian cả trước và sau khi luật thay đổi. Làm sao để các nhà đầu tư sau một đêm thức dậy không phải đối diện với một kế hoạch hoàn toàn khác khiến việc kinh doanh của họ sụp đổ?".
Ảnh minh họa |
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung cũng chỉ ra rằng, một trong những điểm đang "trói" doanh nghiệp là khó tiên đoán trong thực thi luật pháp. "Do sự thiếu an toàn trong hoạt động kinh doanh nên ứng xử về đầu tư vẫn thiên về ngắn hạn, nhỏ, lẻ và không thể mang tính chiến lược dài hạn được. Thế nên càng mở cửa hội nhập thì chúng ta lại càng bị thua trên sân nhà vì không tận dụng được cơ hội" - tiến sĩ Nguyễn Đình Cung nói.
Một số trường hợp ở các quốc gia khác đã cho thấy, thay đổi chính sách vào thời điểm không phù hợp có thể gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Năm 2014, nền
kinh tế Nhật Bản bước vào một cuộc suy thoái nặng nề. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới bất ngờ rơi vào tình trạng suy thoái sau khi sụt giảm hai quý liên tiếp. Tỷ lệ sụt giảm
trong Quý 2 /2014 là 7.3%, lớn nhất kể từ năm 2011 khi có thảm họa động đất và sóng thần - được cho phần lớn là kết quả của việc chính phủ tăng thuế tiêu thụ từ 1/4/2014. Khi
đó, báo The Japan Times đã đưa ra cảnh báo rằng, việc tăng thuế kết hợp với phí bảo hiểm hưu trí cao và sự sụt giảm lợi nhuận, cùng với chi phí cho hàng nhập khẩu cao hơn do đồng yên suy yếu... có thể tước mất của các hộ gia đình 7.500 tỷ yên (74 tỷ USD). Các hệ quả trên buộc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hoãn kế hoạch tăng thuế lần hai, dự định vào nằm 2015 đến tận tháng 10 năm nay,
cùng hàng loạt sản phẩm được miễn trừ và các chiến dịch kích thích tiêu dùng.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI - khi pháp luật Việt Nam bị định dạng trong khuôn khổ cam kết quốc tế thì có một điều rất tốt, đó là pháp luật Việt Nam có thể đi theo những chuẩn mực, xu hướng chung. "Ở đây các cam kết cũng đặt ra quy định về việc minh bạch trong quá trình soạn thảo pháp luật. Soạn thảo là phải lấy ý kiến các đối tượng liên quan trong vòng bao nhiêu ngày và đảm bảo số ngày từ khi ban hành đến khi có hiệu lực. Trong quá trình thực thi thì phải được hướng dẫn cụ thể" - bà Trang chia sẻ.
Cụ thể hơn, đánh giá tác động của những đổi mới trong chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp trong ngành bia - rượu - nước giải khát nói riêng và nền kinh tế nói chung, ông Nguyễn Tiến Vỵ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước Giải khát Việt Nam - nhận định: Dựa trên cơ sở nghiên cứu, hiệp hội đưa ra rằng, phần thu từ việc áp thuế tiêu thụ 10% đối với nước giải khát có đường khöng thïí àaåt 5.000 tyã đồng như cơ quan soạn thảo đã dự tính, mà việc áp thuế này thậm chí còn ảnh hường tới 21 ngành hàng khác, tác động đến nông dân trồng mía địa phương, người tiêu dùng và nhiều ngành kinh tế. Vì vậy, hiệp hội đã kiến nghị các cơ quan nhà nước xem xét và nghiên cứu lại để đưa ra dự luật phù hợp trong thời gian tới.
Dưới góc độ nhà đầu tư nước ngoài, ông Mark Grillin - Trưởng nhóm công tác Thuế và Hải quan, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) - cho rằng, cơ quan soạn thảo chính sách cần xác định các đối tượng liên quan, đảm bảo có sự tham gia của họ trong suốt quá trình xây dựng chính sách, hiểu rõ mức độ ảnh hưởng lợi ích của chính sách đối với các bên liên quan, để loại trừ việc chính sách chỉ phục vụ lợi ích của một hoặc một số nhóm mà gây ra những rủi ro, thiệt hại cho các nhóm còn lại.
Trong bối cảnh thực thi hàng loạt FTA với trọng tâm là CPTTP và EVFTA, các nhà hoạch định chính sách tuân thủ các cam kết quốc tế là cần thiết để đảm bảo sự tương thích giữa các văn bản pháp lý trong nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Như vậy, trong bối cảnh này, bất kỳ thay đổi nào về chính sách, đặc biệt với các đề xuất tăng thuế, cũng có thể tạo ra mối lo ngại hoặc nghi ngờ về thiện chí của Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương này.