【kết quả giải hạng 3 na uy】Năm học mới, bộn bề nỗi lo cũ



Những ngày gần đây,ămhọcmớibộnbềnỗilocũkết quả giải hạng 3 na uy dạy và học online là vấn đề khiến nhiều phụ huynh quan tâm, tranh luận. Nhiều ý kiến cho rằng, học online sẽ gia tăng gánh nặng cho phụ huynh trong bối cảnh thu nhập giảm sút do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Việc mua sắm máy tính, điện thoại thông minh phục vụ học trực tuyến cho con là điều không dễ dàng đối với phần lớn phụ huynh ở vùng nông thôn hay gia đình đông con.

Đặc biệt, phương pháp này khó, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được ở các khu vực miền núi, nơi đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, không ít người hoài nghi về tính ổn định của đường truyền tín hiệu, an toàn trên không gian mạng hay phương pháp truyền thụ kiến thức, đặc biệt là khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh, nhất là đối với học sinh lớp 1, lớp 2.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc học có thể lùi lại, ưu tiên trước mắt là huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, phải nhìn thẳng vào thực tế hiện nay, tại nhiều địa phương, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, khó có thể đưa ra một mốc thời gian cụ thể khi nào hết dịch để triển khai năm học. Cần phải tính toán cho cả tình huống dịch có thể kéo dài đến hết năm, thậm chí sang năm hoặc lâu hơn nữa.

Trẻ em có quyền được học tập, điều đó đã được quy định rõ tại Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trong điều kiện khó khăn, ngành giáo dục đã và đang nỗ lực để đảm bảo quyền cơ bản này của trẻ, trong đó có dạy học trực tuyến. Phương pháp dạy học này đã được nhiều địa phương triển khai từ năm học 2019-2020 và rút kinh nghiệm dần qua gần 2 năm thực hiện.

Tất nhiên, phương pháp dạy học online không phải là tối ưu nhưng là lựa chọn tốt nhất và an toàn nhất trong bối cảnh hiện nay, nhất là tại các địa phương đang có dịch Covid-19.

Trong công điện mới nhất, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo Sở GD&ĐT tổ chức lễ khai giảng phù hợp với tình hình thực tế. Đối với các địa phương dịch Covid-19 diễn biến phức tạp có thể lùi thời điểm bắt đầu năm học mới cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Mỗi địa phương cần có kế hoạch ứng phó linh hoạt với diễn biến dịch cũng như chuẩn bị điều kiện cần thiết để tổ chức hiệu quả việc dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình.

Cần phải nói thêm rằng, không phải ngành giáo dục không lường trước được những khó khăn, trở ngại trong quá trình triển khai học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục và phụ huynh, học sinh. Suốt 3 năm qua, tại nhiều địa phương, phong trào vận động máy tính cũ, điện thoại cũ để trang bị cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được các nhà trường, thầy cô giáo phối hợp với tổ chức đoàn thanh niên thực hiện có hiệu quả.

Tại các khu vực miền núi, không triển khai được việc học online, các thầy cô giáo không quản ngại khó khăn, đường xa, ngày ngày mang bài vào tận bản làng cho học sinh, rồi thu về, sửa bài, chấm bài, giúp các em nắm bắt được các kiến thức cơ bản của môn học.

Việc học online, học qua truyền hình, nỗ lực của các thầy cô giáo, của ngành giáo dục, chính quyền địa phương thôi chưa đủ. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 1, lớp 2 thì vai trò của phụ huynh là hết sức quan trọng. Với phương pháp này, phụ huynh không thể "khoán trắng" cho thầy cô, nhà trường mà phải là những "trợ lý", hỗ trợ, giám sát, quản lý và đồng hành với các con trong giờ học.

Và quan trọng hơn hết là ngành y tế cần nghiên cứu và ưu tiên tiêm vắc xin cho đội ngũ giáo viên cả nước để tạo miễn dịch cộng đồng, "sống chung" với dịch lâu dài.