【kết quả augsburg】Khi học sinh không dùng điện thoại ở trường

 Ra chơi là thời điểm để học sinh tham gia chương trình văn nghệ

Tham gia hoạt động sân trường

TS. Nguyễn Văn Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế (Trường THPT chuyên Khoa học) chia sẻ, qua quan sát học sinh ở những lúc ra chơi, hay lúc nghỉ giữa hai tiết học, các em chủ yếu cầm điện thoại chơi game, lướt mạng xã hội. Mỗi em cứ ngồi một góc, chỉ chú tâm vào điện thoại. Nhiều em đang chơi dở ván game, xem một chương trình gì đó, hay đang nhắn tin… khi vào lại tiết học, tâm lý các em vẫn nghĩ đến chiếc điện thoại. Không dừng ở đó, các em tỏ ra uể oải, không tập trung vào các bài giảng.

“Chính vì thế mà từ tháng 10/2024, nhà trường triển khai thí điểm quy định học sinh không dùng điện thoại khi đến trường, kể cả những giờ ra chơi, nghỉ giữa hai tiết học. Nhà trường chuẩn bị sẵn tủ đựng ở mỗi lớp để các em cất điện thoại đầu buổi và lấy lại sau khi kết thúc buổi học. Nhà trường cũng xây dựng phương án để bảo vệ tài sản khi các em để điện thoại vào tủ”, TS. Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Khi không còn điện thoại ở trên tay nữa, các em học sinh đã tham gia vào các hoạt động vui chơi do nhà trường, đội nhóm tổ chức. Vào giờ ra chơi, những hoạt động sân trường như đá cầu, cầu lông, văn nghệ… được tổ chức. Đơn cử như trong một giờ ra chơi mới đây, thay vì lướt điện thoại trong lớp học, giờ ra chơi của Trường THPT chuyên Khoa học ngập tràn tiếng cười với không gian sôi động tại hoạt động “Chill hết nấc - Giờ ra chơi sôi động”. Các em học sinh cùng hòa mình, thưởng thức âm nhạc và tham gia các hoạt động thú vị. Rất nhiều học sinh đã tham gia và tận hưởng những phút giây giải trí cực kỳ vui vẻ bằng âm nhạc.

Một tình huống được Trường THPT chuyên Khoa học tính đến là khi các em học sinh muốn liên lạc với phụ huynh, hoặc phụ huynh muốn liên lạc với học sinh thì nhà trường có bố trí điện thoại cố định. Số điện thoại Ban Giám hiệu nhà trường cũng được cung cấp để phụ huynh tiện liên lạc. Khi đứng lớp, giáo viên cũng sẽ không dùng điện thoại như các em học sinh, nên mọi liên lạc sẽ có bộ phận giám thị hỗ trợ.

Giữ nét đẹp nơi học đường

Vào sân Trường THPT chuyên Khoa học những ngày này có thể thấy tiếng cười rộn ràng, tiếng nhạc vui tươi cùng tiếng vỗ tay theo nhịp điệu. Ở đâu đó có cả tiếng đá cầu, tiếng đánh cầu lông… Những hình ảnh mà có lẽ đã rất lâu rồi mới bắt gặp được ở các sân trường THPT.

Theo TS. Nguyễn Văn Hùng, không chỉ mang hình ảnh vui tươi ở trên sân trường quay trở lại, sau những giây phút vui chơi đó, các em đã tập trung hơn vào bài giảng, hứng thú tương tác, trao đổi với giáo viên. Nhờ đó, chất lượng dạy và học hiệu quả hơn hẳn. Chính vì thế, sau một tháng thí điểm, từ tháng 11/2024, nhà trường sẽ áp dụng quy định chính thức không dùng điện thoại khi đến trường.

Học sinh Trịnh Thị Khánh Linh chia sẻ, ban đầu chúng em có bỡ ngỡ vì khi đến trường phải bỏ điện thoại vào tủ, không sử dụng trong suốt thời gian đến trường. Sau một thời gian thực hiện, em thấy bản thân mình thay đổi rất nhiều, không còn cảm giác “bứt rứt” nữa. Đổi lại, em thấy bản thân tập trung, không còn những khoảng thời gian xao nhãng trong giờ học. Mỗi giờ ra chơi, em dành thời gian để trao đổi bài còn chưa hiểu; nói chuyện với các bạn, chia sẻ những câu chuyện về gia đình, những chuyện thường gặp với bạn bè.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó ban Phụ huynh Trường THPT chuyên Khoa học cho biết, không còn tập trung vào điện thoại, mà những hình ảnh vui chơi, gắn kết bạn bè với nhau; trong giờ học, thầy cô giáo giảng bài, các em lắng nghe, cùng nhau xây dựng tiết học. Đó là nét đẹp nơi học đường, thể hiện truyền thống tốt đẹp “Tôn sự trọng đạo” của con người Việt Nam. Đó cũng là giải pháp để nuôi dưỡng tình cảm, kính thầy, yêu bạn cho mỗi học sinh.

Theo Ban Giám hiệu Trường THPT chuyên Khoa học, thông qua quy định này, nhà trường sẽ từng bước trang bị cho các học sinh kỹ năng “sinh tồn” trong môi trường số. Giúp các em khai thác điện thoại hiệu quả trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên phải năng động, có những giải pháp, xây dựng bài giảng hay, sinh động để nâng hiệu quả giảng dạy.