【ajax – psv】Mạng lưới ngân hàng ngày càng “lan rộng”
(CMO) Những năm gần đây, việc mở rộng mạng lưới giao dịch tại thành phố, các huyện cho thấy quyết tâm tiếp cận thị trường nông thôn, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của dân cư, doanh nghiệp trên khắp địa phương, đưa nguồn vốn và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại đến gần hơn với khách hàng.
Khối ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây liên tiếp thay phiên khai trương các điểm giao dịch mới nhằm thực tế hoá hướng đưa hoạt động ngân hàng đến gần hơn mọi thành phần kinh tế, dân cư ở cơ sở. Các ngân hàng chiếm lĩnh thị phần tốp đầu như: VietinBank, BIDV, Vietcombank đã khai trương phòng giao dịch tại các huyện: Đầm Dơi, Năm Căn, Cái Nước… Ở khối ngân hàng tư nhân, các ngân hàng như: Kienlongbank, OCB, DongABank… cũng đã dàn trải các điểm giao dịch trên các huyện.
OCB Cà Mau khai trương phòng giao dịch tại huyện Đầm Dơi, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của bà con nông thôn. |
Theo Thông tư 21/2013 TT-NHNN về quy định mạng lưới hoạt động của ngân hàng là để được mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng thương mại phải kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề. Ngoài ra, nợ xấu tại thời điểm ngày 31/12 của năm trước liền kề không được vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo Thống đốc quyết định. Tỷ lệ vốn tối thiểu cho mỗi chi nhánh là 300 tỷ đồng.
Có thêm nguồn lực đầu tư, có thêm sự lựa chọn cho khách hàng tại các địa bàn giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội là điều dễ nhận thấy nhất khi các ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới giao dịch tại các huyện. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông Việt Nam (OCB) chi nhánh Cà Mau vừa khai trương Phòng Giao dịch tại huyện Đầm Dơi vào năm 2017, đây là phòng giao dịch thứ 3 của chi nhánh Cà Mau.
Bà Lê Thị Thuỳ Trang, Giám đốc OCB Cà Mau, cho biết: "Chúng tôi hoạt động vì sự phát triển của khách hàng. Định hướng hoạt động của OCB là phục vụ mọi thành phần kinh tế và dân cư, tăng cường hoạt động bán lẻ, đặc biệt quan tâm đến các khách hàng thuộc khu vực dân cư. Do đó, chi nhánh đã cố gắng hướng hoạt động xuống địa bàn huyện và cơ sở để triển khai các dịch vụ ngân hàng. Song song, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực được xem là thế mạnh của địa phương (nông nghiệp - nông thôn, thương mại - dịch vụ), đồng thời cung ứng hoạt động thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp... qua đó góp phần đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh".
Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cà Mau, đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 31 chi nhánh ngân hàng thương mại loại 1; 9 chi nhánh loại 2 và loại 3 với 58 điểm giao dịch tại địa bàn các huyện, thành phố. Trong đó, Cà Mau đã có thêm chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (PVBank).
“Hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn trong những năm gần đây tương đối ổn định, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh mở rộng mạng lưới hoạt động, nhất là địa bàn các huyện, sẽ góp phần tăng trưởng tín dụng, gia tăng sự lựa chọn, gia tăng cạnh tranh lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn, các dịch vụ thanh toán hiện đại cho doanh nghiệp, người dân; đồng thời, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của các huyện và của tỉnh”, Trưởng Phòng Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cà Mau Giang Viễn Hoà cho biết./.
Việt Mỹ