Empire777

Toàn cảnh Hội thảo ngày 29/9.Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tếTheo TS kết quả bóng đá giải vô địch úc

【kết quả bóng đá giải vô địch úc】Nâng cao hiệu quả quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước

Toàn cảnh Hội thảo ngày 29/9.
Toàn cảnh Hội thảo ngày 29/9.

Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Theo TS Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, hiện nay, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước trong và ngoài khối Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Có thể nói, DNNN vẫn đang chiếm một phần quan trọng trong GDP, vốn và lực lượng lao động ở các quốc gia này.

Ở Việt Nam, khu vực DNNN đã đóng góp hơn 29% GDP cả nước, thu hút khoảng 0,7 triệu lao động (chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp), thể hiện được vai trò chủ đạo trên một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, góp phần thực hiện tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Hoạt động của các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty có ảnh hưởng lớn đến phát triển một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, tại Việt Nam, khung pháp lý về quản trị công ty trong DNNN đã được hình thành và đang từng bước hoàn thiện. Khung khổ pháp lý và quy định về quản trị công ty phát triển với tốc độ nhanh trong thập kỷ vừa qua.

Các luật chính điều chỉnh hoạt động quản trị công ty ở Việt Nam là Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Chứng khoán năm 2019 đặt ra các yêu cầu quản trị công ty áp dụng cho công ty niêm yết và công ty đại chúng. Luật Kế toán năm 2015 và Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 đặt ra khuôn khổ pháp lý về báo cáo tài chính, kế toán và kiểm toán trong khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngoài ra, các luật khác (Luật Đầu tư năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2018, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010) giúp củng cố hơn nữa khuôn khổ quản trị công ty. Các DNNN cũng phải tuân thủ luật chống tham nhũng, phá sản, thương mại, cạnh tranh, xây dựng, lao động, đấu thầu và thuế.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã đưa các thông lệ kinh doanh ở Việt Nam gần hơn với các thông lệ tốt của quốc tế. Đối với những doanh nghiệp có sở hữu vốn của Nhà nước, mặc dù đã tham gia “sân chơi chung” của Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước, hiện còn có Luật điều chỉnh về vấn đề quản trị doanh nghiệp cho đối tượng này là Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp

Hoàn thiện khung khổ pháp lý

Có thể thấy, mặc dù khung khổ pháp lý về quản trị công ty của DNNN đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm qua, nhưng theo truyền thống, khuôn khổ quản lý vẫn tập trung nhiều hơn vào khuôn khổ quản lý vốn nhà nước và chỉ cho đến gần đây, các quy định này mới chú trọng đến việc đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của khu vực nhà nước. Khung khổ pháp lý hiện hành coi DNNN là công cụ điều tiết nền kinh tế và chưa thực sự thừa nhận quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của DNNN.

Với mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty trong DNNN tiệm cận với thông lệ quốc tế theo định hướng và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, việc sửa đổi Luật số 69/2014/QH13 trong thời gian tới đang là cơ hội cho việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp; hướng tới áp dụng thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp trong điều kiện thực tế ở Việt Nam; cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư; tăng cường bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu, nhà đầu tư và bên có liên quan; đồng thời vẫn phải đảm bảo việc quản trị DNNN được thực hiện một cách minh bạch và có trách nhiệm với mức độ chuyên nghiệp và hiệu quả cao.

Tại dự thảo Luật sửa đổi Luật số 69/2014/QH13, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ 4 nhóm chính sách về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bao gồm: chính sách về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; chính sách về cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp; chính sách về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; chính sách về quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trong đó, mục tiêu xây dựng chính sách là tăng cường công tác quản trị công ty tại DNNN thay vì tập trung vào quản lý vốn nhà nước như hiện nay.

Ở góc độ doanh nghiệp, PGS.TS Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm đối với khu vực DNNN là tăng đầu tư, tăng đổi mới sáng tạo và áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động để DNNN thực hiện vị trí, vai trò mở đường, dẫn dắt; cùng với khu vực tư nhân trong nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có sức chống chịu tốt hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045 như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, mục tiêu quản trị DNNN thời gian tới là “100% tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước ứng dụng quản trị trên nền tảng số, thực hiện quản trị doanh nghiệp tiệm cận với các nguyên tắc quản trị của OECD”, đồng thời nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, phát huy được lợi thế, khắc phục hạn chế, tận dụng cơ hội phát triển để hiện thực hóa vai trò, vị trí của DNNN trong nền kinh tế.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap