Và tất nhiên,ádầugiảmảnhhưởngmạnhtớithịtrườngtiềntệbd ltd vn những đồng tiền bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là của các nước xuất khẩu dầu mỏ mới nổi.
Đồng rúp của Nga, đồng tiền trên đà trượt dốc mất hơn 1/3 giá trị trong năm nay, đã trải qua một ngày mất giá tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 1998 vào ngày 1/12, sau đó phục hồi nhẹ mà các nhà giao dịch nghi ngờ rằng là nhờ vào can thiệp của ngân hàng trung ương.
Ngân hàng trung ương Nigeria cũng đang nỗ lực để giữ đồng naira dao động trong biên độ được thiết lập cuối tuần trước sau khi đồng tiền này đã giảm giá 8%.
Việc kiểm soát tỷ giá hối đoái của Venezuela cũng đầy áp lực khi tỷ giá chợ đen không thống nhất với tỷ giá chính thức. Thậm chí, các đồng tiền của các nền kinh tế ổn định hơn như Malaysia cũng chịu ảnh hưởng với đồng ringgit giảm giá với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng ở Châu Á năm 1997-1998.
Đồng tiền của các nước nhập khẩu dầu như Thổ Nhĩ Kỳ, ngược lại, đang hưởng lợi. Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước cho biết đã thu hẹp đấu giá ngoại tệ. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng giá của đồng lira và các đồng tiền của các quốc gia ở vị thế tương tự vẫn còn khiêm tốn so với suy giảm của các nhà sản xuất hàng hóa.
Các nhà đầu tư cũng đã bán tháo tiền tệ của các nước xuất khẩu hàng hóa, ví dụ như đồng đôla Canada đã mất giá 4% trong vòng 3 tháng qua và đồng krone của Na Uy cũng giảm giá 10,6%. Ian Stannard, chuyên gia của Morgan Stanley cho rằng, đầu tư vào dầu suy giảm sẽ ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế Na Uy.
Tuy nhiên, giá năng lượng giảm cũng có nghĩa là đồng đô la mạnh hơn sẽ kéo sức mua ở nhiều nền kinh tế khổng lồ trên thế giới.
Tuy nhiên, David Bloom, chuyên gia của HSBC cho biết, việc người tiêu dùng Mỹ sẽ phản ứng như thế nào đối với việc giá dầu suy giảm vẫn chưa rõ ràng mà đây là một nhận tố quan trọng trong chính sách tiền tệ của Mỹ trong năm tới./.
Mai Linh (Theo Financial Times)