【lich thi đấu cúp c2】Người lãnh đạo mẫn cán của ngành Tài chính

ong chi

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí.

Trên cương vị công tác nào,ườilãnhđạomẫncáncủangànhTàichílich thi đấu cúp c2 đồng chí cũng luôn giữ vững phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, phát huy truyền thống của gia đình cách mạng, luôn gương mẫu, tận tụy, trách nhiệm cao với công việc; quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ trẻ; chan hòa cởi mở với đồng nghiệp. Đồng chí đã để lại những ấn tượng sâu sắc, những kỷ niệm khó quên đối với thế hệ đi sau” – Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nói như vậy trong buổi lễ trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì và Quyết định nghỉ hưu cho Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí.

Trưởng thành từ gian khó

Sinh ra và lớn lên ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Hữu Chí là con trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, có ba anh chị em. Cha tham gia cách mạng và hy sinh lúc ông mới tròn 8 tuổi, một mình bà mẹ tần tảo lam lũ với ruộng đồng nuôi các con ăn học. Vậy nên, hơn ai hết, ông thấm thía nỗi nhọc nhằn của người nông dân trên cánh đồng quanh năm ngập úng vất vả làm ra lúa gạo.

Năm 1976, vượt qua những khó khăn chung của cuộc sống sau chiến tranh, ông bước chân vào Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Tài chính ngân sách nhà nước.

Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, ông được tiếp nhận về công tác tại Sở Tài chính Tiền Giang. Từ đó đến nay, ông đã trải qua nhiều lĩnh vực, giữ nhiều vị trí công tác quan trọng như: Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Tiền Giang, Chủ tịch UBND TP. Mỹ Tho, Bí thư Thành ủy TP. Mỹ Tho, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Ông Nguyễn Hữu Chí tâm sự: “Năm 2009, có thể nói là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự gắn bó, một mối lương duyên đặc biệt của tôi với ngành Tài chính Việt Nam”. Về nhận nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Nguyễn Hữu Chí được Bộ trưởng Bộ Tài chính phân công theo dõi, chỉ đạo trực tiếp các lĩnh vực dự trữ quốc gia (DTQG); quản lý công sản; các lĩnh vực tài chính liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020…

Với tư duy lãnh đạo được tôi luyện qua thực tiễn chỉ đạo điều hành từ chính quyền cấp tỉnh, với kiến thức được đào tạo bài bản qua hệ thống các trường đại học của ngành Tài chính, qua Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đã có nhiều đóng góp to lớn vào công tác quản lý nhà nước, nổi bật là lĩnh vực dự trữ nhà nước (DTNN) và công sản, là những lĩnh vực rộng, đặc thù phức tạp thuộc trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành của ngành Tài chính.

Với lĩnh vực DTNN, gần 10 năm qua, những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm của tập thể lãnh đạo Bộ Tài chính, trong đó có vai trò cá nhân của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đã tạo nhiều điểm nhấn tích cực. Ấn tượng lớn nhất đối với ngành DTNN là việc ông đảm nhiệm vai trò Trưởng Ban soạn thảo để trình Quốc hội khóa XIII thông qua Luật DTQG vào năm 2012. Đây là lần đầu tiên, công tác quản lý DTQG có luật điều chỉnh, mở ra một trang mới cho hoạt động này.

Bên cạnh việc chỉ đạo Tổng cục DTNN hoàn thiện các văn bản hướng dẫn để đưa các quy định của Luật DTQG vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý nhà nước về DTQG, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đã chỉ đạo Tổng cục DTNN phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể hệ thống kho đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đã ban hành nhiều thông tư quy định về kế hoạch, tài chính, kế toán, về các loại định mức kinh tế - kỹ thuật, về các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia… đối với các mặt hàng dự trữ.

Trong công tác tổ chức bộ máy quản lý DTQG, ông đã cùng với tập thể Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ, chỉ đạo triển khai kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống DTNN, nâng cấp Cục DTQG lên thành Tổng cục DTNN; đưa quy mô từ 18 lên 22 cục DTNN khu vực, hoạt động trên phạm vi cả nước.

Người lãnh đạo thân thiện và mẫn cán

Trong nhiều năm qua, mặc dù ở cương vị cao nhưng Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đã không quản ngại vất vả, cùng Lãnh đạo Tổng cục DTNN trực tiếp đến kiểm tra, nắm tình hình tại từng cục, chi cục DTNN. Ông thường xuyên có các cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các cán bộ, từ chị thủ kho, anh kỹ thuật bảo quản đến các đồng chí chi cục trưởng, cục trưởng… Có thể nói, chính sự thăm hỏi kịp thời và thân tình của ông đã tiếp thêm sức mạnh, truyền “lửa” động viên khích lệ tinh thần trách nhiệm cho cán bộ ngành DTNN.

Nhắc đến Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí không thể không nhắc tới dấu ấn đậm nét của ông với công tác quản lý công sản. Đây vốn là một lĩnh vực hết sức khó khăn và phức tạp, chưa kể mỗi loại tài sản công có tính đặc thù quản lý khác nhau, có yếu tố lịch sử để lại, thậm chí có loại không còn hồ sơ lưu trữ. Quá trình theo dõi, phụ trách trực tiếp lĩnh vực này, ông thường xuyên có các trao đổi, chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị và cán bộ công chức, viên chức ở từng đơn vị nỗ lực phấn đấu vươn lên, làm tốt vai trò tham mưu đề xuất từng công việc cụ thể, không để tồn đọng công việc. Theo đó, nhiều đề án chính sách, cơ chế chính sách, nhiều giải pháp về quản lý tài chính đất đai, nhất là chính sách về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã được ban hành trong giai đoạn này, hoàn thiện một bước theo cơ chế thị trường.

Đặc biệt với vai trò là thành viên Ban Soạn thảo Luật Đất đai sửa đổi, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đã tích cực nghiên cứu và chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội thông qua trong năm 2013. Triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013, tập thể Lãnh đạo Bộ Tài chính và cá nhân ông đã quyết liệt chỉ đạo nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản để đưa vào thực thi ngay khi Luật có hiệu lực; ban hành kịp thời Thông tư hướng dẫn các nghị định trên và hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho các địa phương và doanh nghiệp về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Các văn bản pháp luật này đã từng bước góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về quản lý công sản; góp phần tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, thúc đẩy công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả…

Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa quản lý công sản, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đã chỉ đạo Cục Quản lý công sản tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước để theo dõi, quản lý trên phạm vi toàn quốc; thực hiện công khai, minh bạch về tài sản nhà nước, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành lĩnh vực này được chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí còn được nhiều người trong và ngoài ngành nhớ đến bởi ông là một trong các Thứ trưởng của Bộ Tài chính tiên phong nhận khoán xe công, theo chủ trương của Bộ Tài chính, nhằm triệt để tiết kiệm chi cho ngân sách. Trong khi đây đó ngoài xã hội còn có ý kiến coi việc đi xe công là đặc quyền đặc lợi của các quan chức nhà nước, thì cá nhân vị Thứ trưởng giản dị, hòa đồng lại cho rằng, việc một thứ trưởng đi làm bằng taxi chỉ là “câu chuyện bình thường”…

"Với những đóng góp, cống hiến nhiều năm qua, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng nhì; Huân chương Lao động Hạng ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chiến sĩ thi đua ngành Tài chính… Nhưng có lẽ với ông, niềm hạnh phúc lớn nhất là mối duyên đặc biệt gắn bó trong ngôi nhà chung Bộ Tài chính. Trong buổi chia tay về nghỉ hưu theo chế độ, ông tâm sự: “Chừng ấy năm chưa phải là dài, nhưng được sống và làm việc trong mái nhà chung của Ngành Tài chính là những ngày hạnh phúc cho bản thân tôi, bởi đây là một tập thể cơ quan, đơn vị có bề dầy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau với hơn 70 năm trưởng thành và phát triển”.

Hồng Sâm