【lịch thi đấu giải quốc gia pháp】Bất an với thị trường trà sữa
Mọc như nấm sau mưa
Dạo quanh các tuyến phố ở TP.HCM, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của những hàng trà sữa với sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn nhỏ đến từ các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới như Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc),... Đặc biệt, một số nơi còn được gọi bằng cái tên “phố trà sữa” vì chỉ trên đoạn đường chưa đến 1km đã có đến 10 hàng trà sữa mọc lên san sát. Trà sữa ngày nay không chỉ “chinh phục” trẻ em, học sinh, sinh viên mà ngay cả giới văn phòng, nhiều người lớn tuổi cũng yêu thích.
Nhất là với thời tiết nắng nóng là sản phẩm đặc trưng của Sài Gòn thì những món giải nhiệt như trà sữa càng được lên ngôi. Nhiều quán trà sữa trở thành điểm hẹn quen thuộc không chỉ là sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng mà người đi làm, người lớn cũng ghé mua rất đông. Có lẽ với các “fan ruột” của trà sữa sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi tầm hơn 6 giờ tối, dãy hàng rào bên hông khu Nhà Hát Thành phố (quận 1, TP.HCM) đã đông nghịt người. Đi theo nhóm có, một mình cũng có, ai ai cũng kiên nhẫn đứng chờ đến lượt mua được ly trà sữa quen thuộc.
Hay như để mua được ly trà sữa loại mới làm từ sữa tươi trân châu đường đen, nhiều bạn trẻ phải xếp hàng dài hơn trăm mét bên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo (quận 5). Nhiều bạn đợi gần nửa giờ vẫn chưa tới lượt. Trong khi điểm bán này đặc biệt không cửa hàng, không tên cũng không biển hiệu, không bàn ghế với cách quảng cáo duy nhất là truyền tai nhau, giới thiệu qua mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, còn vô số các quán trà sữa nhỏ vây quanh các cổng trường học, xuất hiện khắp các “hang cùng ngõ hẻm” với giá chỉ 10.000 đồng đến 15.000 đồng là đã có một ly trà sữa thập cẩm nên hàng ngày vẫn có hàng ngàn học sinh, sinh viên sử dụng.
Nhiều bạn trẻ xếp hàng mua trà sữa của một thương hiệu nổi tiếng trên đường Nguyễn Huệ. |
Nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Hầu hết trà sữa trân châu tại các quán đều được làm từ những nguyên liệu, hương liệu đã được chế biến sẵn, khi khách gọi, chỉ cần pha trộn các nguyên liệu với nhau để có những cốc trà sữa đầy đủ hương vị theo yêu cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những cửa hàng, thương hiệu trà sữa uy tín, thị trường xuất hiện nhiều cửa hàng nhỏ lẻ tự pha chế với giá rẻ. Tỷ lệ thuận với giá rẻ là sự bất an về thành phần nguyên liệu không rõ nguồn gốc, được các tiểu thương mua về chế biến bán cho khách hàng, chủ yếu là học sinh.
Trong vai người cần mua nguyên liệu trà sữa để kinh doanh, phóng viên đã có mặt ở chợ đầu mối hóa chất Kim Biên (Quận 5), chợ đầu mối Bình Tây (Quận 6) và được giới thiệu cho những loại nguyên liệu với giá rẻ giật mình, các tiểu thương đổ đầy ra chợ và bán theo kg cho người mua. Trong đó, nguyên liệu chính để làm sữa lại là bột kem chứ không phải là sữa tươi hay sữa đặc. Đặc biệt, các loại phụ liệu trên đều không có chỉ dẫn nguồn gốc, nơi sản xuất, đơn vị nhập khẩu… Cụ thể, bột kem sữa được bày bán với mức giá 45.000 đồng/kg. Với loại bột kem này, người mua có thể pha được 3 lít sữa để làm trà sữa. Hồng trà túi lọc loại 16.000 đồng/kg thì có thể dùng để pha được 6 lít trà. Trân châu thì chỉ có 18.000 đồng cho bịch 1 kg nhưng có thể dùng được ít nhất cho 50 ly trà sữa.
Thời gian qua, cơ quan chức năng TP.HCM cũng đã kiểm tra, phát hiện nhiều cơ sở trà sữa vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Mới đây, đầu tháng 5/2018, qua điều tra sự cố ngộ độc khiến 29 học sinh bị ói, đau bụng, nhức đầu xảy ra tại Trường Tiểu học Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh, TP.HCM), Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã có kết luận chính thức nguyên nhân là do trà sữa chứa vi sinh vật Streptococci faecal: 2,1x107 CFU/ml của cơ sở sản xuất Liên Hoa (9 Lương Đức Bằng, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM) cho các em học sinh. Cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy số trà sữa chưa sử dụng. Đồng thời phạt cơ sở Liên Hoa theo đúng quy định.
Trong 5 tháng đầu năm 2018, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã tiến hành kiểm tra 675 cơ sở kinh doanh trà sữa, phát hiện 92 cơ sở vi phạm, xử phạt với tổng số tiền hơn 832 triệu đồng. Những hành vi vi phạm chủ yếu về điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện bảo quản, trang thiết bị dụng cụ, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm không đảm bảo.
Theo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, nguyên liệu thành phần trà sữa hiện nay vẫn còn nhiều nơi tại TP.HCM bày bán không rõ nguồn gốc, nhất là bột sữa. Các chất hương liệu, chất phụ gia nếu có trong danh mục các chất được sử dụng chưa được đảm bảo về hàm lượng trong ngưỡng cho phép cũng như khuyến cáo về liều lượng sử dụng. Các hạt trân châu khó hấp thu, chưa được tiêu hóa.
Theo quy định, cơ sở kinh doanh trà sữa tại TP.HCM phải có đăng ký kinh doanh, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên liệu pha chế trà sữa phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, hộ kinh doanh tự phát, các xe đẩy lề đường thường không đăng lý kinh doanh, thường gọi là trà sữa nhà làm. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.