【kèo nhà cái tỷ lệ bóng đá hôm nay】Ngư dân Hố Gùi tự “bơi” trong mùa mưa bão

Báo Cà MauCửa biển Hố Gùi, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, thuộc địa bàn Đồn Biên phòng (BP) Tân Tiến quản lý, hiện nay có 103 phương tiện, loại từ 90 CV trở xuống, hoạt động các nghề đóng đáy, cào cạn, lưới và đẩy te ruốc. Những năm gần đây, nghề đánh bắt khai thác truyền thống này kém hiệu quả nên ngư dân đã chủ động chuyển đổi nhiều nghề khác nhau theo mùa vụ.

Cửa biển Hố Gùi, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, thuộc địa bàn Đồn Biên phòng (BP) Tân Tiến quản lý, hiện nay có 103 phương tiện, loại từ 90 CV trở xuống, hoạt động các nghề đóng đáy, cào cạn, lưới và đẩy te ruốc. Những năm gần đây, nghề đánh bắt khai thác truyền thống này kém hiệu quả nên ngư dân đã chủ động chuyển đổi nhiều nghề khác nhau theo mùa vụ.

Theo chân cán bộ, chiến sĩ Ðồn BP Tân Tiến đến thăm gia đình anh Lâm Văn Cường, ngụ ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân, chúng tôi được biết, gia đình anh có 1 phương tiện công suất dưới 90 CV và đang làm nghề đóng đáy khơi. Tuy có tới 9 miệng đáy nhưng nguồn thu nhập mỗi con nước chỉ dừng lại ở mức 4-5 triệu đồng. Nguồn thu không đủ chi phí và đảm bảo cuộc sống cho 4 lao động trực tiếp đi biển, nên sau khi đổ đáy về bờ anh lại cùng mọi người ra biển đăng cá kèo con về bán cho dân trong vùng thả nuôi. Việc làm này vi phạm quy định bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, anh Cường và người dân ở đây vẫn không từ bỏ.

Mỗi ngày có trên 400 chiếc xuồng nhỏ thế này ra cửa biển Hố Gùi đăng cá kèo con, không đảm bảo an toàn.

Anh Cường chia sẻ, nghề biển của dân vùng này chủ yếu làm thủ công, phương tiện nhỏ, vốn đầu tư không có, đa số hoạt động trong mé cạn. Do đặc thù vùng biển phía Ðông của tỉnh thường là bãi cạn, sóng ngang, nếu không nắm chắc quy luật của sóng và luồng lạch là mắc cạn, nên chỉ sóng gió cấp 3 là phương tiện ra vào gặp nguy hiểm.

Ngụ cùng ấp Mai Hoa, gia đình anh Trương Minh Ðiện có đến 4 phương tiện, mỗi phương tiện đều có công suất 90-110 CV. Anh không làm ổn định một nghề mà theo mùa vụ, từ đóng đáy đến làm nghề giăng lưới cá khoai, cá lẹp và cào mé nhưng chỉ thu nhập cầm chừng. Anh Ðiện cho biết, đa số ngư dân ở vùng cửa biển Hố Gùi từ trước tới nay chỉ sử dụng loại phương tiện nhỏ, hoạt động gần bờ do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Việc đầu tư đóng mới phương tiện của ngư dân vùng này chỉ mang tính tự phát, tự học hỏi để có công ăn việc làm. Nếu có vốn đầu tư đóng phương tiện lớn để vươn ra khơi thì kỹ thuật, kinh nghiệm đánh bắt cũng không có. Tuy phương tiện của gia đình chỉ có công suất 90 CV và trọng tải trên 6 tấn, nhưng cũng thuộc loại lớn của vùng này và được chọn tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển khi Bộ đội biên phòng yêu cầu.

Trong số 103 phương tiện đang hoạt động thì có đến trên 60 phương tiện hành nghề bãi cạn và hầu hết không được đăng ký, đăng kiểm nên  điều kiện ra biển khai thác, đánh bắt không đảm bảo. Chính vì vậy, cán bộ, chiến sĩ Ðồn BP Tân Tiến thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con tự trang bị các thiết bị an toàn khi ra biển.

Trung tá Lê Văn Giáp, Ðồn trưởng Ðồn BP Tân Tiến, cho biết, đảm bảo phòng, chống giảm nhẹ thiên tai ở địa bàn Ðồn BP Tân Tiến là vấn đề quan trọng, bởi có nhiều phương tiện nhỏ, nhiều hộ gia đình còn chủ quan, lơ là trong công tác đảm bảo an toàn khi lao động trên biển. Hiện nay, mỗi ngày bình quân có trên 400 phương tiện và gần 1.000  người đổ ra mé biển đăng cá kèo con, không chỉ làm mất an ninh trật tự trên địa bàn mà còn gây khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên biển. Với số lượng người và phương tiện làm nghề đăng cá kèo con như hiện nay thì chỉ một cơn lốc xoáy xảy ra,  thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, nhưng vì lợi ích trước mắt mà bà con bất chấp nguy hiểm.

Chủ động phòng, chống giảm nhẹ thiên tai năm 2015, đơn vị thường xuyên tổ chức huấn luyện, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra trên địa bàn và tăng cường lực lượng thường xuyên phối hợp với địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. Những phương tiện nhỏ, không đảm bảo an toàn, kiên quyết không cho ra biển. Ðối với số hộ dân đang sinh sống ở ven sông, nơi có nhiều nguy cơ sạt lở đất, đơn vị đã phối hợp địa phương tuyên truyền, giải thích về sự nguy hại của dông lốc và sạt lở đất để bà con chủ động phòng tránh./.

Bài và ảnh: Anh Vy