Cuối năm được coi là thời điểm vàng để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải "ăn nên làm ra” do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao Ảnh: S.T |
Hà Nội: Yêu cầu rà soát giá cước vận tải | |
Bộ Tài chính: Quản lý giá cước vận tải đã đáp ứng được yêu cầu | |
TP.HCM: Chỉ còn 4 đơn vị chưa giảm giá cước vận tải | |
Yêu cầu giảm giá cước vận tải ngay trong tháng 2 |
Chính vì vậy tại thời điểm này,ếtDựkiếngiácướcvậntảicóbiếnđộkết quả bóng đá quốc gia hàn quốc hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã có kế hoạch phục vụ việc vận chuyển hành khách, hàng hóa thông suốt trong dịp trước, trong và sau Tết.
Nỗ lực giữ chân khách hàng
Cuối năm được coi là thời điểm vàng để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải "ăn nên làm ra” do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Đồng thời trong những tháng cuối năm, khối lượng hàng hóa tăng cao nhiều lần so với trung bình trong năm, nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong 2 dịp tết Dương lịch và Nguyên đán. Ngay từ đầu tháng 10, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã nhận "ôm hàng" với khối lượng lớn, để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển doanh nghiệp đã mua thêm nhiều xe mới, tránh tình trạng khan hiếm xe tải vào dịp cuối năm.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Đinh Quốc Thái, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vận tải Dũng Cường cho biết, riêng trong năm nay, Công ty đã dành gần 40% lợi nhuận để mua sắm thêm phương tiện cũng như đầu tư thêm bến bãi để dỡ hàng.
“Nếu các năm trước, chúng tôi thường phải lên kế hoạch tính toán suất vận chuyển kĩ rồi mới dám ôm hàng, kí hợp đồng vận chuyển dịp trước Tết thì năm nay nhờ đầu tư thêm được một số xe tải có trọng tải lớn chúng tôi đã chủ động hơn được về giá cũng như thời gian vận chuyển”, ông Đinh Quốc Thái cho biết.
Ngoài ra, đến thời điểm này hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đều đã kí hợp đồng vận chuyển kín đến hết Tết, việc chủ động hơn trong kí hợp đồng vận chuyển cũng giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xếp xe. Ông Nguyễn Thành An, Trưởng phòng Markerting Công ty TNHH vận tải An Phát cho biết, thông thường lượng hàng cuối năm của công ty sẽ tăng khoảng từ 35-40% so với các tháng khác trong năm, dù doanh thu trong dịp cận Tết sẽ tăng lên nhưng do Công ty không chuyên về vận tải trong nước nên khi nhận các đơn hàng vận chuyển trong nước, lượng xe của công ty chưa nhiều nên Công ty sẽ phải thuê lại phương tiện hay dịch vụ của các doanh nghiệp khác với giá cao hơn. Khi lượng hàng hóa tăng lên, phía khách hàng đều có kế hoạch và báo trước để doanh nghiệp chuẩn bị nên doanh nghiệp ít gặp phải trường hợp bị động. Nhưng đối với hàng nhập khẩu, do là cận Tết nên thủ tục hay quá trình vận chuyển đôi khi sẽ gặp khó khăn, hàng nhiều có thể khiến ách tắc, gây chậm trễ với khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải tự tìm cách xoay xở để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Vì thế, theo ông Nguyễn Thành An, để giữ chân khách hàng và cũng là để tạo uy tín doanh nghiệp, Công ty sẽ phải tự bỏ thêm chi phí thực hiện, hoặc nếu thời gian quá gấp, điều kiện doanh nghiệp không đủ thì phải đi thuê ngoài. Cách làm này có thể khiến doanh nghiệp phải chịu lỗ, nhưng cũng đành chấp nhận để giữ chân khách hàng.
Vé xe sẽ biến động
Bên cạnh việc gia tăng các đơn hàng dịch vụ vận tải hàng hóa thì việc gia tăng hành khách trong dịp Tết là điều chắc chắn, theo dự báo của Công ty TNHH một thành viên Bến xe Miền Đông, lượng hành khách thông qua tại bến trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý có thể tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách tập trung chủ yếu từ ngày 22 đến hết ngày 29 tháng Chạp (từ 16/1/2020 – 23/1/2020).
Dự kiến về mức phụ thu giá cước và thời điểm áp dụng, theo Bến xe Miền Đông, các tuyến từ Quảng Ngãi trở ra các tỉnh phía Bắc sẽ được điều chỉnh giá cước không quá 20% từ ngày 12/12 âm lịch đến hết ngày 15/12 âm lịch, điều chỉnh giá cước không quá 40% từ ngày 16/12 âm lịch đến hết ngày 19/12 âm lịch và điều chỉnh giá cước không quá 60% từ ngày 20/12 đến hết ngày 3/1 âm lịch.
Đối với các tuyến thuộc tỉnh Bình Thuận, sẽ có mức điều chỉnh giá cước không quá 20% từ ngày 20/12 đến hết ngày 23/12 âm lịch và không quá 60% từ ngày 24/12 đến hết ngày 4/1 âm lịch.
Đối với các tuyến thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai từ ngày 26/12 đến hết ngày 6/1 âm lịch. Riêng với các tuyến từ Bến xe Miền Đông đi các tỉnh miền Tây sẽ có sự điều chỉnh giá cước không quá 40% từ ngày 27/12 đến hết ngày 2/1 âm lịch.
Đáng chú ý, với tiến độ khai thác Bến xe Miền Đông mới dự kiến sẽ chưa đưa vào khai thác trong dịp tết Nguyên đán 2020 nhằm không làm xáo trộn việc đi lại của người dân.
Trái ngược lại với khu vực TP. Hồ Chí Minh, hiện các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại Hà Nội vẫn chưa có công bố về việc có tăng giá vé hay không. Tuy nhiên, mới đây Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải không được tùy tiện tăng giá cước, phụ thu giá cước trong dịp Tết 2020 khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.