【bo da lu】Bộ trưởng Nông nghiệp lý giải về giá thịt lợn vẫn ngất ngưởng

bo truong nguyen xuan cuong ly giai ly do gia thit lon van ngat nguongInfographics: Nhập khẩu thịt lợn và diễn biến giá thịt lợn
bo truong nguyen xuan cuong ly giai ly do gia thit lon van ngat nguongChê thịt nội đắt đỏ,ộtrưởngNôngnghiệplýgiảivềgiáthịtlợnvẫnngấtngưởbo da lu người dân chuộng lợn ngoại và gia cầm
bo truong nguyen xuan cuong ly giai ly do gia thit lon van ngat nguongThịt lợn đắt đỏ, Bộ CôngThương “bác” lý do khâu trung gian
bo truong nguyen xuan cuong ly giai ly do gia thit lon van ngat nguong
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường

Từ ngày 1/4, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn đã giảm giá lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg, tuy nhiên, trên thị trường, giá thịt lợn tại nhiều chợ dân sinh vẫn ở mức khá cao. Theo Bộ trưởng, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Dịch tả lợn châu Phi xảy ra năm 2019 khiến số lượng đàn lợn giảm 20% và thiệt hại 9,3% về khối lượng. Người chăn nuôi đã phải chịu những thiệt hại to lớn, đồng thời tác động mạnh lên thị trường, khiến giá thịt lợn đứng ở mức cao trong một thời gian dài.

Dịch bệnh gây thiếu hụt nguồn cung, đây là nguyên nhân thứ nhất. Trước khi có dịch, mỗi quý cần tới 910.000 tấn thịt. Trong đó thời gian vừa qua, Việt Nam mới đạt 820.000-830.000 tấn.

Bên cạnh đó, nguyên nhân còn bởi giá thành sản xuất cao. Tất nhiên giá thành cao vì phải đảm bảo các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát các khâu.

Vừa qua, 15 doanh nghiệp đồng hành đưa giá xuất chuồng lợn xuống 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4 nhưng bản thân lượng lợn ở các doanh nghiệp này chưa đủ sức chi phối. Ngoài ra, nguyên nhân phải kể đến là hiện nay còn rất nhiều khâu trung gian, nhất là khâu giết mổ nhỏ lẻ đến khâu bán hàng nhỏ lẻ. Rất nhiều khâu đó dẫn đến người tiêu dùng chưa được hưởng giá thành xuống thấp như mong muốn.

Dự kiến, đến thời điểm nào vấn đề nguồn cung thịt lợn mới đủ đáp ứng nhu cầu, thưa Bộ trưởng?

Trước tình hình Dịch tả lợn châu Phi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đàn lợn, sản lượng thịt lợn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, trong đó đặc biệt là Bộ NN&PTNT kết hợp cùng địa phương tập trung giải quyết gốc rễ vấn đề là tái đàn. Đến tháng 10/2019, sau khi Dịch tả lợn châu Phi đi vào ổn định, Bộ đã có chủ trương kết hợp cùng các địa phương tập trung cho tái đàn.

Kết quả khả quan là đến hết quý I/2020, tổng đàn lợn của Việt Nam tăng được 6,3% so với tháng 12/2019. Cụ thể, đến cuối tháng 3/2020, tổng số đầu lợn là 24 triệu con. Với đà này nhận định đến quý III và đầu quý IV, chúng ta sẽ đạt số lượng bằng thời kỳ cao nhất cuối năm 2018 và lúc đó sẽ có đủ khối lượng thịt lợn để cung cấp cho thị trường.

Xin Bộ trưởng cho biết, thời gian tới đâu là các giải pháp khả thi để ngày càng đảm bảo cân đối cung-cầu thịt lợn, từng bước “hạ nhiệt” hơn nữa giá thịt lợn trên thị trường?

Tới đây phải tập trung nhiều giải pháp, trong đó giải pháp gốc rễ vẫn là phải tập trung tái đàn, tăng đàn. Bộ NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp, hiệp hội phối hợp cùng bà con nông dân các tỉnh, thành phố để tăng đàn, đảm bảo nhanh nhất nhưng phải an toàn.

Thứ hai là phải có sự phối hợp giữa các ngành, giữa Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương để giảm bớt khâu trung gian, làm sao giữa các khâu sản xuất đến khâu chế biến, đến tiêu dùng ngắn nhất thì mới có thể giảm giá lợn phù hợp.

Thứ ba là phải thúc đẩy nhập khẩu. Thời gian tới đây tiếp tục nhập khẩu sản phẩm thịt trong chừng mực ngắn hạn nhất định còn thiếu để đảm bảo cho thị trường.

Thứ tư là phải định hướng người tiêu dùng, lựa chọn nhiều sản phẩm như trứng, cá… thay thế cho thịt lợn. Người tiêu dùng cần san sẻ mua các loại thực phẩm khác để vừa lợi cho sức khỏe vừa có giá cả phù hợp với sức tiêu thụ, sẽ không tạo áp lực về một mặt hàng là thịt lợn.

Triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, tin tưởng rằng Việt Nam sẽ đủ thực phẩm cung ứng cho nhân dân và giá phù hợp với các đối tượng.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): Giá thịt lợn tăng dần theo 2 đường chính gồm: chi phí tăng tại các khâu của chuỗi cung ứng và chi phí qua các công đoạn giết mổ.

Qua mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng, giá lợn hơi/thịt lợn sẽ tăng trung bình khoảng 8-10% (lấy lãi suất vay ngân hàng làm thước đo) do mỗi công đoạn của chuỗi cung ứng những đối tượng tham gia đều có chi phí sản xuất và lợi nhuận tương đương. Theo đó, từ doanh nghiệp chăn nuôi đến người tiêu dùng, giá lợn hơi từ 70.000 đồng/kg sẽ tăng lên khoảng 90.000-100.000 đồng/kg.

Từ 100 kg lợn hơi chỉ thu được 55 kg thịt lợn ăn được (gồm cả nạc và mỡ). Từ giá thành 70.000 đồng/kg lợn hơi, sau khi giết mổ thì chi phí 1 kg thịt lợn thành phẩm (cả nạc và mỡ) sẽ thành 127.000 đồng/kg (không bao gồm chi phí tại các khâu trong chuỗi cung ứng).