您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【soi kèo israel】Trình Quốc hội cho phép kéo dài thời hạn thanh toán kết dư quỹ BHYT

Empire7772025-01-25 11:45:53【Thể thao】8人已围观

简介Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình tại phiên họp.Ngày 17/7, Uỷ ban Thường vụ Q soi kèo israel

bt dinh tien dung

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình tại phiên họp.

Ngày 17/7,ìnhQuốchộichophépkéodàithờihạnthanhtoánkếtdưquỹsoi kèo israel Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT) năm 2015.

Năm 2018, dự kiến không địa phương nào kết dư quỹ BHYT

Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày, báo cáo quyết toán quỹ BHYT của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, năm 2015 có 38 tỉnh, thành phố và Bộ Quốc phòng có kết dư quỹ KCB BHYT, tổng số là 5.838 tỷ đồng.

Theo quy định tại Luật BHYT và Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, phần 20% được để lại cho địa phương sử dụng là 1.167 tỷ đồng. Khoản kinh phí này đã được các địa phương phân bổ và sử dụng theo đúng thứ tự ưu tiên. Cụ thể, hỗ trợ quỹ KCB cho người nghèo 109.043 triệu đồng; hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng 294.555 triệu đồng; mua trang thiết bị y tế, mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện 763.497 triệu đồng.

Đến nay, trong số 763.497 triệu đồng mua trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển người bệnh, đã hoàn thành việc thanh toán 230.077 triệu đồng, còn lại 518.389 triệu đồng tạm thời chưa thanh toán.

Trong đó, có 8 tỉnh đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ, thủ tục và tạm ứng theo giá trị hợp đồng trong thời hạn 12 tháng, nhưng thanh toán sau thời hạn 12 tháng; có 2 tỉnh đã hoàn thành phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 12 tháng, nhưng phê duyệt kết quả đấu thầu, tạm ứng, lắp đặt, bàn giao tài sản hoàn thành sau thời hạn 12 tháng.

Riêng TP.HCM đã hoàn thành phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 12 tháng, nhưng phê duyệt kết quả đấu thầu sau thời hạn 12 tháng, do phải giải quyết vướng mắc trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Số còn lại 15.030 triệu đồng do các địa phương không sử dụng hết, được thu hồi chuyển về BHXH Việt Nam để nộp về quỹ dự phòng.

Để sử dụng có hiệu quả kinh phí kết dư này, Chính phủ đề nghị cho phép các địa phương được kéo dài thời gian thanh toán vì nhiều lý do.

Thứ nhất, do năm 2017 là năm đầu một số tỉnh, thành phố được sử dụng 20% kinh phí kết dư quỹ KCB năm 2015 theo quy định của Luật BHYT nên việc tổ chức thực hiện có nhiều lúng túng, vướng mắc.

Thứ hai, việc mua trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển người bệnh từ nguồn 20% kinh phí kết dư quỹ KCB BHYT chỉ thực hiện trong một giai đoạn nhất định, đến hết năm 2020.

Thực tế từ năm 2016, số thu BHYT luôn nhỏ hơn số chi KCB BHYT, số bội chi quỹ BHYT đang gia tăng chủ yếu do thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ KCB. Đồng thời, mức đóng BHYT theo quy định của Luật BHYT tối đa bằng 6% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHYT nhưng mức đóng BHYT thực tế từ năm 2008 đến nay vẫn giữ nguyên là 4,5%, chưa điều chỉnh.

Theo báo cáo quyết toán thu, chi quỹ BHYT của BHXH Việt Nam, năm 2015 có 38 địa phương có kết dư quỹ KCB, nhưng năm 2016 chỉ có 12, năm 2017 có 4 địa phương và từ năm 2018 dự kiến không có tỉnh, thành phố kết dư.

Theo báo cáo của Chính phủ, trong điều kiện nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực y tế giai đoạn 2016 - 2020 còn hạn chế thì nguồn 20% kết dư quỹ KCB BHYT năm 2015 là một trong những giải pháp quan trọng để cơ sở KCB có trang thiết bị để thực hiện dịch vụ và người dân được thụ hưởng dịch vụ có chất lượng.

Việc cho phép kéo dài thời gian thanh toán số kinh phí này cũng là một giải pháp quan trọng góp phần giảm áp lực chi NSNN (nếu không, NSNN hoặc cơ sở KCB sẽ phải đầu tư), đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 giảm ít nhất 50% tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương theo Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội.

Trong trường hợp không cho phép các địa phương kéo dài thời gian thanh toán, thực hiện thu hồi số kinh phí này về quỹ dự phòng chung theo quy định của Luật BHYT, thì các địa phương sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho đơn vị cung cấp tài sản mà theo quy định của Luật NSNN và Luật BHYT, nội dung chi từ nguồn ngân sách địa phương và quỹ BHYT không có nội dung chi bồi thường thiệt hại nêu trên.

Cần làm rõ, phê bình nghiêm túc các địa phương thực hiện chưa tốt Luật BHYT

Thẩm tra nội dung này, căn cứ vào tình hình thực tiễn và các lý do nêu trên, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) cho rằng, phần lớn các địa phương trên là các tỉnh khó khăn, vì vậy, đồng ý với đề nghị của Chính phủ cho phép kéo dài thời hạn thanh toán đối với số tiền 518.389 triệu đồng đến hết 30/6/2020 và đề nghị UBTVQH yêu cầu Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định vấn đề này tại Kỳ họp thứ 8.

Bên cạnh đó, UBTCNS cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, địa phương có liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc sử dụng Quỹ BHYT, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Trong quá trình quản lý, nếu tiếp tục phát sinh khoản kinh phí còn dư không sử dụng, đề nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định là thu hồi, nộp về quỹ dự phòng của BHXH để điều tiết chung.

Báo cáo thêm về nội dung này tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, việc chậm trễ do cả khâu thủ tục ở trung ương và quá trình triển khai ở địa phương mất khá nhiều thời gian. Nhiều địa phương đã hoàn thành tốt song còn 11 địa phương, trong đó có địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM lại chưa hoàn thành.

"Đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quá trình điều hành, cả ở trung ương và địa phương, ở các bộ ngành… Cùng một nội dung, cùng một khoản tiền nhưng phải đảm bảo công bằng trong chi tiêu. Địa phương nào triển khai chậm thì phải chịu trách nhiệm", Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.

Sau khi nghe các báo cáo và ý kiến thảo luận tại phiên họp, UBTVQH nhất trí việc tìm cách tháo gỡ khó khăn này, xét trong điều kiện hoàn cảnh năm 2015 là năm đầu tiên thực hiện Luật BHYT sửa đổi, nên không tránh khỏi lúng túng, vướng mắc. Đồng thời, do kinh phí này liên quan đến yếu tố sức khoẻ con người nên UBTVQH thống nhất trình để Quốc hội xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, UBTVQH cũng đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm việc vì sao có các tỉnh thực hiện rất tốt, trong đó có nhiều tỉnh còn khó khăn, nhưng vẫn có 11 tỉnh chưa làm tốt như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…, là những địa phương kết dư ngân sách lớn. "Chính phủ cần làm rõ, phê bình nghiêm túc các địa phương thực hiện chưa tốt Luật BHYT", Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý./.

H.Y

很赞哦!(4368)