Tiến tới hình thành Kho bạc Nhà nước cấp khu vực | |
Hải quan TP Hồ Chí Minh,ộTàichínhbanhànhKếhoạchcảicáchhànhchínhnătỷ lệ vô địch c1 Đà Nẵng và Đồng Nai dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính | |
Cải cách kiểm soát chi cần gắn với cải cách quản lý tài chính công |
Công tác hiện đại hóa luôn được các đơn vị trong ngành Tài chính chú trọng. Ảnh: Tuấn Anh. |
Cắt giảm và đơn giản hoá 163/190 điều kiện kinh doanh
Năm 2020, Bộ Tài chính tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới khoa học công nghệ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, thường xuyên rà soát, đánh giá thủ tục hành chính nhằm đề xuất bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp hoặc sửa đổi theo hướng cụ thể, rõ ràng, đơn giản, tăng tính khả thi cho cá nhân, tổ chức thực hiện. Riêng năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành 14 Quyết định công bố bãi bỏ 37 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung, thay thế 60 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: hải quan, kho bạc, công sản, thuế và kế toán kiểm toán, quản lý nợ thuế.
Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính vẫn được vận hành ổn định, hiệu quả. Cả năm, bộ phận Một cửa của Bộ Tài chính đã tiếp nhận 1136 hồ sơ thủ tục hành chính thuộc 5 lĩnh vực (bảo hiểm, kế toán - kiểm toán, tin học, giá, tài chính ngân hàng) và đã trả kết quả cho cá nhân, tổ chức 808 hồ sơ đảm bảo đúng hạn; số hồ sơ đang giải quyết trong hạn là 328 hồ sơ, không có hồ sơ quá hạn.
Bộ Tài chính cũng đã trình Quốc hội ban hành 2 Luật, trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định để thực hiện cắt giảm và đơn giản hoá 163/190 điều kiện thuộc 20 ngành nghề kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư. Theo đó, tổng số điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính còn hiệu lực hiện nay là 290 điều kiện thuộc 20 ngành, nghề kinh doanh.
Hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến được đẩy mạnh và được xác định là ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, để tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đến nay, 100% thủ tục hành chính của Bộ Tài chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong số 979 thủ tục hành chính, có 106 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 (chiếm 10,9%); 288 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 (chiếm 29,4%); 192 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (chiếm 19,6%); 393 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (chiếm 40,1%). Có thể thấy, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ Tài chính đạt tỷ lệ rất cao gần 60%.
Các đơn vị hệ thống như Thuế, Hải quan, Kho bạc cũng tích cực hiện đại hóa các khâu nghiệp vụ để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người dân.
Nhiệm vụ cụ thể gắn với 7 nội dung
Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 vừa được Bộ Tài chính ban hành nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đảm bảo triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, triển khai đồng bộ và toàn diện từ công tác thể chế, cải cách thủ tục hành chính đến hiện đại hoá hành chính trên tất cả các lĩnh vực tài chính góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Bộ Tài chính trong việc chủ trì, tham mưu giúp Chính phủ triển khai thực hiện công tác cải cách tài chính công, hướng đến việc xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, giám sát tài chính.
Kế hoạch này cũng nhằm mục tiêu xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở của ngành Tài chính đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính; thay đổi phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử ngành tài chính…
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 của Bộ Tài chính cũng nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể gắn với 7 nội dung: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử; công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính.
Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 của Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính sẽ ban hành kế hoạch chi tiết để triển khai công tác cải cách hành chính có hiệu quả tại đơn vị.