【tỷ lệ cá cược bóng đá cúp c1】Nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến quý 3/2022
“Xanh hoá” ngành dệt may để xuất khẩu bền vững | |
Xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD khi chuỗi cung ứng đứt gãy |
Với kịch bản tích cực nhất, xuất khẩu dệt may năm 2022 có thể đạt 43,5 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tổng Công ty cổ phần May 10 là một trong những doanh nghiệp dệt may “bắt tay” vào sản xuất ngay từ ngày 7/2/2022 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần May 10 cho biết, số lao động quay trở lại làm việc sau Tết của doanh nghiệp đã đạt trên 90%, thậm chí có nhà máy đạt 100%. Đáng chú ý là, khác với mọi năm sau Tết ngành dệt may thường ít việc, năm nay lượng đặt hàng của May 10 đã tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước.
“Đến nay, May 10 đã có đơn hàng ký kết đến hết quý 2/2022. Thậm chí, các mặt hàng chủ lực như veston và sơ mi sau 15 tháng trống đơn thì nay đã có đơn đặt hàng đến hết quý 3/2022”, ông Thân Đức Việt hồi hởi chia sẻ.
Tương tự, ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên 76 - Z76 (Bộ Quốc phòng) cho biết, ngay từ mùng 5 Tết, doanh nghiệp đã ra quân sản xuất với toàn bộ 100% cán bộ công nhân viên và người lao động quay trở lại làm việc. Đến nay, doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến quý 3/2022.
Tương tự, ông Đỗ Văn Vẻ, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen cũng chia sẻ nhiều tín hiệu khả quan trong xuất khẩu dệt may năm 2022.
“Chúng tôi ra quân sản xuất từ ngày 6/2/2022 với 100% quân số. Công ty tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch. Người lao động rất phấn khởi, sản xuất luôn 3 ca. Ngay từ đầu năm, Công ty đã xuất khẩu 5 container đi các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc…”, ông Vẻ nói.
Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), năm 2022, Vinatex đặt mục tiêu tăng trưởng chung trên 8%, trong đó tập trung vào tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ suất lợi nhuận trên vốn phải đạt từ 20 -25%.
Trước đó trong năm 2021, lần đầu tiên lợi nhuận hợp nhất của Vinatex đạt mức lịch sử là 1.446 tỷ đồng, gấp 2,5 lần năm 2020 và gấp 1,9 lần năm 2019 là năm trước đại dịch Covid-19.
Để phát triển bền vững trong năm 2022, Vinatex xác định sẽ tập trung đẩy mạnh giải pháp chuyển đổi số; tiếp tục hình thành năng lực cung ứng đủ lớn cho ngành hàng dệt kim.
Liên kết sợi – dệt – may để tăng giá trị gia tăng, linh hoạt trong mô hình kinh doanh; củng cố năng lực sản xuất, liên tục cập nhật các mô hình mới, hiện đại, đầu tư chiều sâu, tự động hóa để giảm lao động và đầu tư theo hướng sản xuất xanh, sạch...
Nhấn mạnh Vinatex và các doanh nghiệp trong ngành dệt may rất quan tâm đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, lãi suất, tỷ giá phải phù hợp cho thúc đẩy xuất khẩu, ông Lê Tiến Trường kiến nghị sớm có hướng dẫn gói hỗ trợ kinh tế, trong đó có hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp có điều kiện phục hồi nhanh.
Bên cạnh đó, tiếp tục cắt giảm chi phí logistic. Hiện nay chi phí logistic đang chiếm tới 9,3% giá thành sản phẩm dệt may. “Ngoài ra, cần linh hoạt số giờ làm thêm hàng tháng vì sản xuất hàng dệt may mang tính thời vụ không dàn đều ở các tháng...”, ông Lê Tiến trường nói.
Về xuất khẩu toàn ngành dệt may nói chung, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo tín hiệu tích cực trong năm nay là các thị trường lớn như Mỹ, EU… đã mở cửa trở lại.
Vitas xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo 3 kịch bản. Thứ nhất, với kịch bản tích cực nhất tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý 1/2022, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 42,5 – 43,5 tỷ USD.
Ở kịch bản trung bình tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hướng đến là 40 – 41 tỷ USD. Ở kịch bản thấp nhất trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng đạt 38 – 39 tỷ USD.