Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2013 dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước. Tuy nhiên,ấtkhẩunămCnnhiềutiềmnălịch thi đấu bóng đá mới nhất vẫn còn nhiều thuận lợi và cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam (VN), nếu chúng ta tìm hiểu kỹ luật lệ, tận dụng tốt các cơ chế ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mang lại…
Theo khái quát của Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Anh Tuấn, những thuận lợi và cơ hội về thị trường xuất khẩu trong năm 2013 là các nước như Mỹ, EU và Nhật đều đã và đang tung ra các gói kích cầu giúp nhu cầu tiêu dùng tại các nước này tăng trưởng, gián tiếp tạo thuận lợi cho xuất khẩu của VN. Điều quan trọng là nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN như dệt may, da giày, thủy hải sản, đồ gỗ… đang từng bước khẳng định được chất lượng. Nhiều sản phẩm công nghiệp và nhóm hàng hóa mới như điện tử, linh kiện điện tử, điện thoại di động, sản phẩm cơ khí, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… sẽ có nhiều khả năng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn tới.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán thương mại, Đại sứ quán VN tại Nhật Bản cho biết, tiềm năng xuất khẩu hàng hóa của VN vẫn còn rất lớn. Thị trường Nhật hiện rất ưa chuộng các mặt hàng của VN như dệt may, nông lâm thủy sản như tôm, hạt điều, rau củ quả, trái cây… vì hợp thị hiếu, an toàn vệ sinh thực phẩm và rất bổ dưỡng.
Theo nhận định của hầu hết các tham tán thương mại, mặc dù kinh tế thế giới, đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của VN vẫn còn nhiều khó khăn, hàng Việt cũng phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa từ các nước. Ông Vũ Cường cho rằng, trong bối cảnh đó, sức cạnh tranh của doanh nghiệp VN rất yếu vì họ đang phải “gánh” quá nhiều chi phí như lãi suất ngân hàng quá cao, thiếu thông tin hoặc ngộ nhận về thị trường…
Theo SGGPO