Mỹ điều chỉnh chiến lược chống IS
Sau khi Mỹ dẫn đầu liên quân tiến hành hơn 4.400 vụ không kích kể từ tháng 8/2014 nhưng không thể làm đảo ngược cán cân sức mạnh đang nghiêng về các tay súng thuộc tổ chức khủng bố IS,ủngbốISvànhữngtintứcmớicậpnhậtngàkết quả bóng đá tối qua rạng sáng nay Tổng thống Mỹ Obama lần đầu phải thừa nhận Washington chưa có một chiến lược đầy đủ cho cuộc chiến này.
Một số nhà lập pháp của đảng Cộng hòa và các chuyên gia quân sự Mỹ chỉ trích, việc một số thành phố như Ramadi ở Iraq và Panmira ở Syria bị rơi vào tay IS là do sai lầm trong chiến lược của chính quyền Obama chỉ thuần túy dựa vào sức mạnh không quân. Để ngăn chặn thế tiến công của IS, ông Obama đã phê chuẩn kế hoạch điều động thêm 450 binh sĩ Mỹ, nâng tổng số binh sĩ Mỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến chống IS tại Iraq lên xấp xỉ 3.600 người, với hy vọng huấn luyện và hỗ trợ các lực lượng sở tại chống các tay súng IS.
Lầu Năm Góc cũng đang cân nhắc lập thêm căn cứ quân sự ở các khu vực chiến lược như hành lang từ Bagdat tới Tikrit và xa hơn về phía thành phố Mosul. Đây được coi là bước chuyển hướng quan trọng và là sự điều chỉnh cần thiết cho chiến lược không mấy thành công trong việc làm suy yếu IS trong gần một năm qua.
Các cố vấn quân sự mới của Mỹ sẽ đóng tại Taqaddum, một căn cứ của Iraq gần thành phố Habbaniya, miền đông Anbar , tỉnh lớn nhất Iraq đang chịu sự kiểm soát của IS ở phần lớn lãnh thổ. Quân đội Mỹ sẽ xây dựng năng lực chiến đấu cho các lực lượng Iraq, trong đó có cả các tay súng bộ lạc.
Các tay súng thuộc tổ chức khủng bố IS
Mỹ cũng đẩy mạnh việc vận chuyển vũ khí và các thiết bị quân sự khác tới Bát-đa để phân phối cho các lực lượng Iraq, bao gồm cả dân quân khu tự trị người Kurd và các tay súng bộ lạc người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số ở tỉnh Anbar. Kế hoạch này nằm trong nỗ lực của chính quyền Obama muốn hỗ trợ Bagdat giành lại thủ phủ Ramadi bị rơi vào tay IS. Đây cũng là sự thừa nhận của Tổng thống Obamavề thất bại chiến lược khi Mỹ đã không thể giúp đẩy lùi bước tiến của IS ở tỉnh Anbar.
Việc kế hoạch mới không cho phép các cố vấn Mỹ tiếp cận khu vực tiền tuyến vẫn cho thấy quan điểm cứng rắn của Tổng thống Obama rằng, chỉ có người Iraq mới có thể tìm lời giải cho chính mình trong cuộc chiến vốn xuất phát từ ngọn lửa thù hận sắc tộc, tôn giáo này, theo báoNhân Dân.
Khai quật thi thể 597 người bị IS thảm sát
Các nạn nhân bị IS bắt đứng xếp thành hàng ở nhiều địa điểm khác nhau rồi tàn sát. Nhiều người trong số họ là tân binh."Đến nay, thi thể của 597 người trong vụ thảm sát Speicher đã được khai quật", Bộ trưởng nhân quyền Iraq Mohammed al-Bayati thông báo tại thủ đô Baghdad ngày 10/6. Vụ thảm sát Speicher xảy ra vào tháng 6/2014 tại căn cứ quân sự Speicher gần thành phố Tikrit, miền bắc Iraq. Vào thời điểm đó, các tay súng IS đã tấn công căn cứ, bắt giữ hàng trăm tân binh trẻ.
Theo AFP, hình ảnh và video do IS công bố sau đó cho thấy các con tin đã bị bắt đứng xếp thành hàng ở nhiều địa điểm khác nhau, sau đó bị tàn sát. Các quan chức Iraq ước tính có đến 1.700 người bị IS giết hại trong vụ thảm sát này. Tháng 4 vừa qua, lực lượng chính phủ Iraq giải phóng Tikrit và tìm thấy nhiều hố chôn tập thể.
Các thi thể nạn nhân bị khủng bố IS được tìm thấy
Kết quả khai quật cho thấy hầu hết thi thể trong các hố chôn là nạn nhân vụ thảm sát Speicher. Nếu như ước tính của chính phủ là chính xác thì đến nay vẫn còn 1.100 thi thể nạn nhân chưa được tìm thấy. Cũng trong ngày 10/6, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria cho biết nhóm IS đã cho nổ tung đường ống dẫn khí cung cấp cho các vùng ngoại ô thành phố Damascus và Homs (Syria), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cấp điện và sưởi ấm cho người dân.
Trước đó, nhóm này đã tấn công nhiều mỏ dầu khí ở Homs. Các quan chức Syria cho biết do lo sợ IS, trong tuần qua, 6.000 người Syria đã tháo chạy sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và con số này dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng lên,Zing Newsđưa tin.
Mỹ đổ thêm lính tới Iraq huấn luyện chống IS
Quân đội Mỹ sẽ sử dụng căn cứ quân sự Al Taqqadum, gần thị trấn Habbaniya, phía đông tỉnh Anbar, Iraq, làm trung tâm huấn luyện. Theo một thông báo từ Nhà Trắng, quyết định gửi thêm lính của ông Obama được đưa ra theo yêu cầu của Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi, và sau khi tổng thống Mỹ tham khảo ý kiến Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cùng Tướng Martin E. Dempsey, Tổng tham mưu trưởng Liên quân.
"Những cố vấn quân sự mới này sẽ giúp củng cố năng lực của các lực lượng Iraq, bao gồm cả chiến binh bộ lạc, thông qua việc cải thiện khả năng của họ trong các bước lập kế hoạch, chỉ huy và triển khai chiến dịch chống ISIL ở đông Anbar", New York Times dẫn lời ông Josh Earnest, thư ký báo chí Nhà Trắng, nói, sử dụng cách gọi khác của Nhà nước Hồi giáo (IS). "Nhiệm vụ huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ này được xây dựng dựa trên những gì chúng tôi học được trong vài tháng qua và đó chỉ là một phần trong cam kết của Mỹ nhằm trợ giúp lực lượng an ninh Iraq".
Binh sĩ Mỹ tuần tra tại căn cứ Taji, phía bắc thủ đô Baghdad, Iraq
Lần điều động này nâng tổng số lính Mỹ ở Iraq lên 3.550 người. Ông Obama đồng thời sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển vũ khí và trang thiết bị tới cho những lực lượng ở Iraq, trong đó có các tay súng Peshmerga và chiến binh bộ lạc, đồng minh của quân đội chính phủ.
Mỹ hồi đầu tháng cũng chuyển 2.000 tên lửa chống tăng cho quân đội Iraq nhằm giúp Baghdad chống lại các vụ đánh bom xe tự sát của IS. Đây là phương thức quân khủng bố sử dụng để chiếm giữ thành phố chiến lược Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar, hồi giữa tháng 5.
Việc mất Ramadi không những là thất bại lớn nhất của chính quyền Baghdad trong một năm qua mà còn gây nghi ngờ về tính hiệu quả của các cuộc không kích từ liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm diệt trừ các phiến quân cực đoan, theo VnExpress.
Hoàng Anh(T/h)
Những tin tức mới nhất về tình hình khủng bố IS ngày 7/6/2015