Cúp C1

【kqbd ả rập xê út】TPHCM cần vượt qua những thách thức lớn về phát triển kinh tế số

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Quang cảnh hội thảo. Ảnh: T.DTPHCM đặt mục tiêu lá cờ đầu về kinh tế sốĐó là những ý kiến được các đ kqbd ả rập xê út

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: T.D
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: T.D

TPHCM đặt mục tiêu lá cờ đầu về kinh tế số

Đó là những ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo về thúc đẩy kinh tế số TPHCM phát triển bền vững do Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM phối hợp với Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng báo Người Lao Động tổ chức ngày 7/9.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết, Nghị quyết 31/2022 của Bộ Chính trị giao cho TPHCM nhiệm vụ đến năm 2030 trở thành lá cờ đầu cả nước về kinh tế số.

Thời gian qua, TPHCM đã nỗ lực thực hiện rất nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế số, với mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số đóng góp 20% vào GRDP; đến năm 2030 là 40% vào GRDP. Các chỉ tiêu của TPHCM cao hơn bình quân cả nước từ 5-10%.

TPHCM đã chủ động thực hiện rất nhiều đầu việc để thúc đẩy kinh tế số. Năm 2021, lần đầu tiên TPHCM đánh giá được đóng góp của kinh tế số trong GRDP trên địa bàn ở góc độ nghiên cứu khoa học là 15,38% (chưa bao gồm thương mại điện tử và kinh tế chia sẻ). Năm 2022, tỉ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP của thành phố ước đạt 18,66%.

Đánh giá về sự phát triển của kinh tế số TPHCM, ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cho rằng, kinh tế số tại TPHCM dù mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển nhưng cũng đã đạt nhiều kết quả nổi trội, đặc biệt là các lĩnh vực như thương mại điện tử, thanh toán điện tử, du lịch trực tuyến…

TPHCM đã có những bước đi khá vững vàng về chuyển đổi số để tiến tới kinh tế số thành công là nhờ sự chung tay đóng góp, hiến kế rất lớn từ đội ngũ chuyên gia, trường viện, công đồng doanh nghiệp, hiệp hội.

Đồng quan điểm, PGS.TS Đặng Thị Việt Đức, Trưởng khoa Tài chính - Kế toán, Trưởng Lab kinh tế số, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, năm 2022 kinh tế số TPHCM đóng góp 18,66% GDP. Trong đó, tỉ trọng kinh tế số ICT (công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông) chiếm 8,56% GDP, kinh tế lan toả chiếm 10,1% GDP. TPHCM xếp thứ 7 trên 63 tỉnh thành cả nước về kinh tế số.

Nhiều thách thức cần vượt qua

Tuy nhiên, theo ông Lâm Đình Thắng, TPHCM đang gặp 3 thách thức lớn trong phát triển kinh tế số. Đó là nhận thức ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành còn chưa đầy đủ; phương pháp, công cụ đo lường cũng chưa thống nhất; các chính sách và nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhiều.

Về phía doanh nghiệp, ông Hà Thân, Phó chủ tịch Hội Tin học TPHCM cho biết, doanh nghiệp gặp rất nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi số. Nguyên nhân là do dữ liệu không liên thông, ứng dụng không tích hợp. Một thách thức khác là phải làm cho đội ngũ hiểu chuyển đổi số là gì, lợi ích và chi phí chuyển đổi số để cùng hợp lực chuyển đổi số.

Thế giới đã tổng kết 15 lợi ích của kinh tế số trong doanh nghiệp. Đối với lợi ích quốc gia, liên hiệp quốc đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững. Chúng ta có thể dựa trên những mục tiêu này để thực hiện cuộc cách mạng số toàn diện.

Theo đó, Phó chủ tịch Hội Tin học TPHCM góp ý thành phố nên cân nhắc lựa chọn các lĩnh vực kinh tế ưu tiên để tập trung chuyển đổi số các lĩnh vực này; có lộ trình chuyển đổi số kinh tế, làm sao tăng trải nghiệm của người dân, DN đối với chính quyền số, kinh tế số.

Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, 30 năm qua, TPHCM đã phát triển rất tốt trong không gian cũ nhưng đã đến giới hạn và cần không gian phát triển mới. Kinh tế số sẽ mang lại không gian đó cho TPHCM. Định hướng 40% GDP của TPHCM năm 2030 sẽ đến từ kinh tế số.

Tuy nhiên, TPHCM nếu đứng một mình sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu kinh tế số chiếm 40% GDP mà phải liên kết vùng, hình thành không gian lực kéo. Mô hình lực kéo không gian đô thị của TPHCM đã hình thành bố cục lực kéo theo tầng tập trung vào các địa phương lân cận, lan toả rộng rãi và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số của vùng. Cuối cùng là phát triển TPHCM thành trung tâm bưu chính, logistics của khu vực và cả nước.

Theo đó, cách đột phá của TPHCM là phải chuyển nhanh một số khâu của nền kinh tế sang online; phổ cập hoá ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng phải là AI của Việt Nam phát triển. AI đã trải qua giai đoạn khám phá, nghiên cứu, bước vào giai đoạn ứng dụng. Ở giai đoạn ứng dụng, cần nhiều kỹ sư ứng dụng, ai nhanh chân ứng dụng thì sẽ hưởng lợi nhiều nhất.

Đề cập đến việc hoàn thiện thể chế, ông Phạm Bình An cho biết TPHCM có một "cây gậy" mới là Nghị quyết 98. Tinh thần từ Nghị quyết 98 là cho phép TPHCM thử nghiệm các cơ chế, chính sách mà đối với kinh tế số, kinh tế xanh thì những thử nghiệm rất quan trọng. Do đó, TPHCM phải tận dụng Nghị quyết 98 để đưa ra những cơ chế, chính sách thử nghiệm cho kinh tế số.

Ngoài ra, theo các đại biểu, TPHCM cần phát triển nhân lực số (tập trung đào tạo nhóm tập huấn, tư vấn chuyên nghiệp…) và phát triển kinh tế số ở các ngành kinh tế trọng điểm…

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap