【barca vs betis】Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái qua thương mại điện tử
Các sàn thương mại điện tử cam kết chống hàng giả Chủ động ngăn chặn buôn lậu hàng giả,ănchặnhànggiảhàngnháiquathươngmạiđiệntửbarca vs betis hàng vi phạm sở hữu trí tuệ “Kiềng 3 chân” để hàng Việt bước ra toàn cầu qua thương mại điện tử |
Tỷ lệ thuận với đà phát triển của TMĐT thì hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán công khai trên môi trường TMĐT cũng gia tăng. Lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý thế nào với thực trạng này, thưa ông?
Song hành với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT, đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho đối tượng lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, lợi dụng TMĐT để lừa đảo chiếm đoạt tài sải, tuyên truyền và phổ biến các sản phẩm cấm, có cả những sản phẩm xâm phạm đến chủ quyền, an ninh quốc gia… Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai và tham mưu cho Chính phủ nhiều hoạt động cụ thể để giảm thiểu vấn nạn này nhằm hướng tới việc phát triển TMĐT lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng.
Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách và quy định quan trọng liên quan tới TMĐT nhằm góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, tăng cường trách nhiệm các bên, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững.
Năm 2021, Bộ Công Thương (nòng cốt là Tổng cục Quản lý thị trường, Cục TMĐT và Kinh tế số) đã thực hiện kiểm tra gần 3.000 vụ việc (gồm hành vi vi phạm về TMĐT và các hành vi lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả), xử phạt trên 20 tỷ đồng. Năm 2022, thực hiện thanh tra, kiểm tra 784 vụ, xử lý 449 vụ, phạt tiền gần 6 tỷ đồng, trị giá hàng hóa gần 11,5 tỷ đồng, chuyển hồ sơ 2 vụ sang cơ quan Cảnh sát điều tra liên quan đến những hành vi vi phạm về TMĐT. Năm 2023, kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng, trị giá hàng hóa gần 6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành 14 văn bản yêu cầu các đơn vị là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, website/ứng dụng TMĐT rà soát gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật. Kết quả đã gỡ bỏ 23.359 sản phẩm và chặn 6.254 gian hàng vi phạm.
Đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo và nâng cao năng lực thực thi pháp luật, hàng năm Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Hiệp hội TMĐT Việt Nam, Sở Công Thương các địa phương tổ chức hơn 20 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật, xử lý vi phạm về TMĐT trên các địa bàn, với gần 6.000 cán bộ tham dự. Đây chính là lực lượng nòng cốt giúp công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hiệu quả.
Ông có thể nói cụ thể hơn về những giải pháp để ngăn chặn các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái trên môi trường TMĐT mà lực lượng Quản lý thị trường sẽ triển khai trong thời gian tới?
Thứ nhất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Chính phủ các chính sách, pháp luật và sửa đổi, bổ sung Nghị định số 17/2022/NĐ-CP và Nghị định 85/2021/NĐ-CP để đảm bảo thị trường kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và tạo cơ chế thuận lợi trong việc giải quyết khiếu nại, thẩm tra, xác minh và giám định các sản phẩm hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, tăng cường phối hợp rà soát, trao đổi và cung cấp thông tin giữa Bộ Công Thương và các Bộ Công an, Bộ Tài chính… về các đối tượng lợi dụng các website và ứng dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng cấm để xử lý. Trong đó cần rà soát theo từ khóa những sản phẩm, vật phẩm bị cấm, các sản phẩm nhạy cảm liên quan tới an ninh quốc gia, các sách báo ấn phẩm, xuất bản phẩm điện tử, phim bị cấm, lập danh sách đề nghị kiểm tra, xử lý theo quy định.
Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thực thi công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong TMĐT cho các cán bộ Quản lý thị trường, Công an, Thanh tra... Đặc biệt các nội dung liên quan tới: Quy định pháp luật về TMĐT; Kỹ năng xác minh, thu thập chứng cứ và xử lý vi phạm pháp luật trong TMĐT; Kiểm soát thông tin trên các sàn, các website TMĐT; Kiểm soát kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội; v.v...
Thứ tư, để xử lý được vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên TMĐT điều trước tiên cần thay đổi thói quen tiêu dùng. Người dân không mua hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở trí tuệ vì giá rẻ, vì tâm lý sính hàng ngoại, sính hàng thương hiệu. Bộ Công Thương sẽ tổ chức các hội thảo, hội nghị tuyên truyền, cảnh báo và phổ biến chính sách pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ năm, xây dựng các giải pháp, trang bị công cụ, thiết bị và các hệ cơ sở dữ liệu tập trung các bộ ngành cho phép kết nối, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành trong công tác phát hiện sớm, đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, hàng hóa nhập lậu và chống thất thu thuế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 18/CT-TTg. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống quản lý không gian mạng, hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ, rủi ro cho chuyển đổi số xuyên suốt, thống nhất từ trung ương tới Quản lý thị trường các địa phương để kịp thời xử lý các sự cố, các vụ việc vi phạm.
Thứ sáu, để giải quyết hiệu quả và triệt để vấn đề, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bộ, ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế), Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước... cùng các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền SHTT ngay tại các cơ sở sản xuất trong nước và tại các cửa khẩu hoặc đấu tranh phát hiện sớm các hành vi vi phạm liên quan tới các vấn đề gian lận thương mại, trốn thuế…
Xin cảm ơn ông!