【kết quả strasbourg】Xuất khẩu hàng hóa phục hồi tích cực, song không thể chủ quan

Các thị trường xuất khẩu lớn tăng trưởng

Bộ Công thương vừa đưa ra số liệu và phân tích lạc quan về tình hình xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2024 và những giải pháp tiếp tục khơi thông dòng chảy thương mại để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hơn 6% trong năm 2024.

5 tháng đầu năm 2024,ấtkhẩuhànghóaphụchồitíchcựcsongkhôngthểchủkết quả strasbourg xuất khẩu ước đạt 156,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường các nước ký hiệp định thương mại tự do (FTA) đều có sự phục hồi tích cực.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, từ đầu tháng 5 đến ngày 15/5, xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 14,64 tỷ USD. Tính chung từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 138,59 tỷ USD, tăng 16% (so với cùng kỳ 2023; tương đương tăng thêm 19,17 tỷ USD).

Xuất khẩu hàng hóa phục hồi tích cực, song không thể chủ quan
Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của nước ta trong nửa đầu năm 2024. Ảnh: tư liệu

Như vậy, tính đến trung tuần tháng 5, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 270,82 tỷ USD. Cán cân thương mại thặng dư 6,36 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đều ghi nhận tăng trưởng tốt về kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, nhóm doanh nghiệp trong nước có tốc độ tăng trưởng cao hơn (tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 12,4% của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Đáng chú ý là xuất khẩu sang hầu hết các khu vực thị trường tăng trưởng tốt, đặc biệt là các thị trường có ký kết các FTA với Việt Nam, cụ thể, sang ASEAN tăng 10,5%; sang Nhật Bản tăng 3,3%, Hàn Quốc tăng 8,6%, EU tăng 15,1%, Australia tăng 22,6%. Việt Nam trong năm vừa qua đã nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 2 đối tác lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong đó thương mại được coi là một trụ cột quan trọng. Xuất khẩu sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm đạt 17 tỷ USD, tăng 12,8%; sang Hoa Kỳ đạt 34,7 tỷ USD tăng 21,2%.

Bình luận về bức tranh nêu trên, TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp - thương mại (Bộ Công thương) nhận định, mặc dù kinh tế thế giới được nhận định chưa phục hồi và còn nhiều biến động do cạnh tranh và các vấn đề địa chính trị, tuy nhiên, năm 2024 được đánh giá khả quan hơn cho công tác xuất nhập khẩu. Cầu thế giới tăng sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam tăng và nhập khẩu hàng hóa cũng sẽ tăng để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.

“Trong suốt 2022 và cả năm 2023, do tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu tại nhiều nước không cao, lạm phát cao, lãi suất cao, nhiều nhà mua hàng tại các nước tạm dừng nhập khẩu, họ dùng hàng tồn kho để bán ra. Đến nay, lượng hàng tồn kho đã cạn, họ phải nhập khẩu trở lại, cầu thế giới bắt đầu tăng lên đôi chút. Cộng những yếu tố này lại giúp xuất khẩu của chúng ta hiện nay ở một số mặt hàng tăng tương đối, nhất là các mặt hàng tiêu dùng” - TS. Lê Quốc Phương phân tích.

Ở góc độ doanh nghiệp, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra thông tin lạc quan. Khác với tình hình ảm đạm của năm trước, xuất khẩu dệt may năm nay có nhiều khởi sắc rõ rệt. 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tăng 6,3% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp đã đủ đơn hàng xuất khẩu đến hết hết quý III và đang đàm phán thêm đơn hàng cho quý IV. Với đà này, nhiều nhận định đưa ra, mục tiêu xuất khẩu dệt may cả năm khoảng 44 tỷ USD hoàn toàn khả thi.

Đáng chú ý, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhiều tập đoàn bán lẻ trong khối thành viên các Hiệp định thương mại tự do như Canada, Australia, châu Âu… đã đến Việt Nam để tìm kiếm chuỗi cung ứng có giá thành cạnh tranh.

Tiếp tục khơi thông dòng chảy thương mại

Bên cạnh tín hiệu xuất khẩu hàng hóa khả quan nêu trên, PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cũng thẳng thắn cho rằng, không thể chủ quan với tình hình địa chính trị trên thế giới, tình hình bảo hộ mậu dịch, thực hiện những điều ước quốc tế, các FTA... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu trong thời gian tới. Xung đột nổ ra ở nhiều nơi … gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng chi phí sản xuất, vận chuyển hàng hoá.

Hơn nữa, thách thức doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt là phải đáp ứng các yêu cầu về chuyển đổi xanh của kinh tế thế giới. Trong đó, phải kể đến việc khối EU cảnh báo sẽ áp dụng thuế carbon đối với các mặt hàng ảnh hưởng đến môi trường, thải khí nhà kính...

Do đó, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong vấn đề chuyển đổi xanh. Đồng thời, các bộ, ngành, cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng tốt cơ hội từ các FTA tạo ra như trong thời gian qua.

Xuất khẩu hàng hóa phục hồi tích cực, song không thể chủ quan

Về phía cơ quan nhà nước, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, Bộ Công thương cho biết, đã chủ động làm việc với các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn trong các ngành để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc về sản xuất, xuất khẩu hàng hoá, giải quyết theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo dõi, chỉ đạo.

Chỉ đạo hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài thường xuyên liên tục cập nhật các thông tin về quy định, chính sách của thị trường sở tại, kịp thời thông tin, khuyến nghị đối với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu trên các trang thông tin điện tử của Bộ Công thương và các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài. Làm việc với các hiệp hội ngành hàng nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan đến chi phí vận chuyển hàng hóa khi tình hình căng thẳng xảy ra tại Biển Đỏ;...

Về các giải pháp thúc đẩy tận dụng các FTA, các chuyên gia kinh tế cũng đề nghị, Bộ Công thương đa và đang đa dạng hoá hình thức tổ chức tuyên truyền rộng rãi về các ưu đãi tại các với các đơn vị liên quan, các tỉnh thành phố tổ chức các hội thảo phổ biến cách thức tận dụng tối đa các cơ hội mở cửa thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA.

Thêm động lực gia tăng xuất khẩu hàng hóa

Theo TS. Lê Quốc Phương, từ nay đến cuối năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ thuận lợi. Xuất khẩu hàng hóa cả năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 6% so với năm 2023 đã đặt ra khi có thêm động lực từ việc Việt Nam trong năm vừa qua đã nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với 2 đối tác lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong đó thương mại được coi là một trụ cột quan trọng.