【thứ hạng của adelaide united】Bài 4: Cơ quan thuế, hải quan phối hợp chặt chẽ

Nguồn: Tổng cục Thuế   Đồ họa: Hồng Vân

Nguồn: Tổng cục Thuế Đồ họa: Hồng Vân

>> Bài 3: Giải pháp mạnh để chống thất thu tiền hoàn thuế giá trị gia tăng

>> Bài 1: Nhiều thủ đoạn tinh vi để gian lận tiền hoàn thuế giá trị gia tang

Phối hợp liên ngành để phát hiện sớm

Tình trạng gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) chưa được ngăn chặn dứt điểm,àiCơquanthuếhảiquanphốihợpchặtchẽthứ hạng của adelaide united đặc biệt là việc gian lận hoàn thuế đối với mặt hàng nông sản. Ông Lưu Mạnh Tưởng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, trong quá trình điều tra xử lý vụ việc, cơ quan hải quan đã gặp nhiều khó khăn, do việc thu thập thông tin hồ sơ tại các cơ quan thuế, ngân hàng còn chậm, văn bản đề nghị xác minh phải qua nhiều cấp phê duyệt.

Về cơ sở pháp lý, xử lý vụ việc, cơ quan hải quan không có thẩm quyền khởi tố vụ án đối với các tội về thuế. Sau khi điều tra, xác minh phát hiện sai phạm, cơ quan hải quan sẽ phải bàn giao cho cơ quan công an. Vì vậy, hiệu quả trong đấu tranh đối với gian lận hoàn thuế GTGT hạn chế, khiến vụ việc kéo dài do phụ thuộc nhiều vào cơ quan công an. “Trong năm 2020 - 2021, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã phối hợp với cơ quan công an đấu tranh làm rõ một đường dây nghi vấn hoàn thuế GTGT, với số lượng lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hiện tại, vụ việc chưa thể dứt điểm, vẫn đang được tiến hành điều tra, xác minh làm rõ”- ông Tưởng nói.

Để ngăn chặn vấn nạn gian lận hoàn thuế GTGT hiệu quả, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, cơ quan hải quan sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thuế để thực hiện kiểm tra thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu theo đúng quy định, trên cơ sở đảm bảo đủ các điều kiện khấu trừ, hồ sơ hoàn thuế GTGT, theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở giải trình của doanh nghiệp, cơ quan hải quan sẽ tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đầy đủ, toàn diện trước khi hoàn thuế, theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế.

Cơ quan hải quan tăng cường hợp tác với hải quan các nước trong khu vực

“Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố, tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng như thuế, công an, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường, kế hoạch đầu tư… để điều tra xác minh, đấu tranh, xử lý nhanh chóng, kịp thời các vụ việc vi phạm hoàn thuế giá trị gia tăng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố. Trên phương diện quốc tế, cơ quan hải quan sẽ tăng cường hợp tác chặt chẽ với hải quan các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung biên giới, chia sẻ thông tin tình hình hàng hóa xuất khẩu có dấu hiệu gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm, chống thất thu thuế”. - Ông Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Ông Vũ Chí Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, để chống thất thu trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, vừa qua Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản chỉ đạo cơ quan thuế các cấp rà soát, đưa vào diện rủi ro để có biện pháp quản lý phù hợp. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng phối hợp với Tổng cục Hải quan kịp thời trao đổi và cung cấp thông tin, theo Quy chế trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan và cơ quan thuế đã ký kết.

Trên cơ sở quy chế này, cục hải quan tỉnh, thành phố đã phối hợp với các cục thuế trên địa bàn xây dựng cơ chế trao đổi thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT định kỳ 6 tháng l lần, trong đó cung cấp các thông tin về các thủ đoạn gian lận đối với hàng hóa xuất khẩu nhằm mục đích hợp pháp hóa hồ sơ hoàn thuế GTGT; lập danh sách các doanh nghiệp vi phạm chuyển cục thuế để cập nhật thông tin doanh nghiệp vi phạm trong quá trình thực hiện hoàn thuế GTGT…

Trước đó, từ giữa năm 2019, khi tình hình gian lận hoàn thuế GTGT có dấu hiệu phức tạp, Tổng cục Hải quan đã liên tục có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác thu thập, phân tích thông tin xác định dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát và kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý của đơn vị, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trường hợp doanh nghiệp gian lận trong hoạt động xuất khẩu nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.

Thanh tra, kiểm tra những trường hợp có rủi ro

Cùng với sự phối hợp kết nối thông tin để rà soát tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp có rủi ro để phát hiện sớm các hành vi gian lận, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu như: rà soát các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có rủi ro cao; thanh tra, kiểm tra về hoàn thuế GTGT có rủi ro cao; xử lý nghiêm các vi phạm để răn đe...

Qua tìm hiểu được biết, từ đầu năm 2021 đến nay, Tổng cục Thuế liên tục có các văn bản chỉ đạo cơ quan thuế các cấp rà soát các doanh nghiệp có rủi ro về hoàn thuế GTGT. Cụ thể là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu linh kiện điện tử, gỗ dăm, nông lâm, thủy sản… Tại các văn bản chỉ đạo này, Tổng cục Thuế đã yêu cầu các cục thuế thực hiện rà soát, phân loại và tiến hành thanh tra, kiểm tra theo hướng dẫn; phối hợp với cơ quan hải quan, cơ quan công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đại diện Tổng cục Thuế cũng cho biết, để chống thất thu tiền hoàn thuế GTGT hiệu quả, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với Tổng cục Hải quan kịp thời trao đổi và cung cấp thông tin, từ đó đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế. Khi thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế sẽ thực hiện đối chiếu hồ sơ thực tế, bản chất các giao dịch và so sánh với các quy định của pháp luật về thuế để kịp thời phát hiện hành vi vi phạm (nếu có) để xử lý theo quy định.

“Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra xác định doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, cơ quan thuế sẽ thu thập, củng cố đầy đủ hồ sơ pháp lý để chuyển thông tin và các dấu hiệu vi phạm pháp luật (nếu có) đến cơ quan công an theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Với các trường hợp vụ việc phức tạp, các cục thuế chủ động báo cáo UBND tỉnh, thành phố để phối hợp với các cơ quan có liên quan trong cùng tỉnh, thành phố kịp thời kiểm tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm” - ông Hùng nói.

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, để đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, ngành Thuế sẽ tiếp tục rà soát các trường hợp tương tự đối với các mặt hàng có rủi cao về hoàn thuế GTGT; công khai thông tin về các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế, các doanh nghiệp có hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp đến người nộp thuế; qua đó kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp tương tự, kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong hoàn thuế, tránh thất thu ngân sách nhà nước.

Về phía cơ quan hải quan, để đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, cơ quan hải quan cũng tăng cường quản lý các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu được hoàn thuế GTGT theo tiêu chí quản lý rủi ro; tăng tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng xuất khẩu; giám sát chặt chẽ hàng hóa đã làm thủ tục cho đến khi thực xuất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn thuế GTGT...

Đã chi 97.171 tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng

Báo cáo của Tổng cục Thuế cho biết, lũy kế 7 tháng năm 2021, cơ quan thuế đã ban hành 13.156 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), với tổng số tiền thuế hoàn là 87.255 tỷ đồng, bằng 63,9% so với dự toán hoàn thuế GTGT năm 2021 đã được Quốc hội thông qua (136.500 tỷ đồng), bằng 121,9% cùng kỳ năm 2020. Trong đó bao gồm giải quyết cho hồ sơ đề nghị hoàn năm trước chuyển sang là 844 hồ sơ, tương ứng 7.904 tỷ đồng, giải quyết cho hồ sơ đề nghị hoàn trong năm 2021 là 12.312 hồ sơ tương ứng 79.351 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 27/8/2021: số thuế hoàn theo quyết định là 97.171 tỷ đồng (tăng thêm 6.961 tỷ đồng), bằng 71,3% dự toán hoàn 2021.

Nhật Minh - Trịnh Hải