【nhận định trận pháp】Trình cơ chế đặc thù mới: TP.HCM được chuyển mục đích sử dụng đất lúa dưới 500ha
Nêu sự cần thiết xây dựng nghị quyết và đề nghị thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp,ìnhcơchếđặcthùmớiTPHCMđượcchuyểnmụcđíchsửdụngđấtlúadướnhận định trận pháp Chính phủ cho biết, TP.HCM là đô thị đặc biệt, lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ quan trọng kết nối khu vực và thế giới.
Việc triển khai Nghị quyết 54 “còn chậm và hiệu quả chưa cao”, cùng nhiều nguyên nhân khiến TP.HCM chưa phát huy toàn diện cơ chế, chính sách.
Dự thảo nghị quyết có 12 điều, quy định thí điểm 7 cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM về: quản lý đầu tư; tài chính ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của TP; tổ chức bộ máy của TP Thủ Đức.
Về quản lý đầu tư, TP.HCM sẽ được phân bổ nguồn tăng thu ngân sách địa phương nằm ngoài mức vốn đã giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; phân bổ vốn để bố trí hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Ngoài mức vốn được giao, TP.HCM dự kiến có thể huy động từ các nguồn tăng thu khoảng 119.000 tỷ đồng để bố trí cho dự án trọng điểm, cấp thiết. Chính sách này cho phép HĐND TP chủ động, linh hoạt quyết định khi bố trí các nguồn này, theo tờ trình.
Dự thảo nghị quyết quy định thí điểm mô hình phát triển đô thị TP.HCM theo định hướng phát triển giao thông. Chính phủ cho biết, chính sách này đã được một số quốc gia trong khu vực thực hiện thành công.
Để thực hiện chính sách này, ngân sách địa phương sẽ được sử dụng để triển khai các dự án đầu tư công độc lập. Đây là những dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, được tách riêng để triển khai, quanh các dự án vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt được cấp thẩm quyền phê duyệt như theo dọc tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành - Tham Lương), vùng phụ cận dọc tuyến Vành đai 3…
Các lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công - tư sẽ được mở rộng thêm như thể thao, công nghiệp văn hóa, bảo tàng, di tích, di sản văn hóa. Tổng mức đầu tư tối thiểu không thấp hơn 100 tỷ. Ngoài ra là việc áp dụng các cơ chế thực hiện dự án theo hình thức BOT, BT... Đề xuất TP.HCM được quyết chuyển mục đích sử dụng đất lúa dưới 500 ha.
Về các cơ chế chính sách tài chính ngân sách, HĐND quyết định áp dụng điều chỉnh mức hoặc tỉ lệ thu phí, lệ phí chưa được quy định trong danh mục đã ban hành.
Chính phủ đề xuất, cho TP.HCM được sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng, chi thu nhập tăng thêm; tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn.
Tổng mức dư nợ vay của TP.HCM được tăng thêm không vượt quá 120% số thu ngân sách mà TP được hưởng theo phân cấp, theo tờ trình của Chính phủ.
UBND quận sẽ được bố trí khoản chưa phân bổ từ 2%-4% tổng chi ngân sách quận để thực hiện chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói, nhiệm vụ quốc phòng an ninh…
Về quản lý đô thị, tài nguyên môi trường, HĐND TP sẽ được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lúa dưới 500 ha phù hợp quy hoạch, kế hoạch. UBND TP.HCM được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành về hạ tầng kỹ thuật…
Nhiều chính sách hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên được đưa ra như: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tổ chức khoa học và công nghệ; tổ chức trung gian khởi nghiệp; miễn thuế thu nhập cá nhân với chuyên gia, nhà khoa học làm việc tại các đơn vị này...
Về các cơ chế, chính sách ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lượcvào TP.HCM. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xác định là khâu đột phá cho TP trong thời gian tới là phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học, kỹ sư có trình độ và tay nghề cao.
Theo dự thảo nghị quyết, để thực hiện được các mục tiêu này thì phải có chính sách đủ mạnh, cơ chế khuyến khích, ưu đãi đủ mức hấp dẫn thì mới có thể thu hút được các đối tượng như mục tiêu đề ra.