【lich hang nhat anh】Sẵn sàng cho việc lập Báo cáo tài chính nhà nước năm 2023

Sẵn sàng cho việc lập Báo cáo tài chính nhà nước năm 2023
Kho bạc Nhà nước đã thực hiện tiếp nhận, rà soát các báo cáo tài chính để lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc. Ảnh tư liệu minh họa

Chất lượng báo cáo đã được nâng cao

Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, để tổng hợp và hoàn thiện Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) năm 2022, ngay từ tháng 10/2023, KBNN đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính để thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn KBNN các địa phương rà soát số liệu quyết toán NSNNN địa phương năm 2022.

Từng bước hoàn thiện báo cáo

Bằng các kinh nghiệm đúc rút được qua các năm thực hiện lập Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) cấp tỉnh và với sự hướng dẫn kịp thời của Kho bạc Nhà nước, hiện các đơn vị Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh đang thực hiện rà soát, tổng hợp và lập BCTCNN cấp tỉnh năm 2023 để gửi Kho bạc Nhà nước tổng hợp và lập BCTCNN năm 2023.

Ngoài ra, KBNN cũng thực hiện hỗ trợ KBNN địa phương rà soát các báo cáo đầu vào, tổng hợp và kiểm tra các báo cáo đầu ra; lập BCTCNN cấp tỉnh phục vụ việc trình UBND báo cáo HĐND tỉnh. Đồng thời, KBNN đã thực hiện tiếp nhận, rà soát các báo cáo tài chính, báo cáo cung cấp thông tin của các bộ, ngành, cơ quan trung ương để lập BCTCNN toàn quốc.

Báo cáo từ KBNN cũng cho biết, qua các năm triển khai thực hiện lập BCTCNN, các đơn vị thuộc đối tượng phải nộp báo cáo tài chính đã dần hiểu hơn về chế độ kế toán, cũng như về yêu cầu của BCTCNN. Theo đó, chất lượng thông tin đầu vào đã tốt hơn, các số liệu trên BCTCNN được cải thiện hơn năm đầu mới thực hiện.

Đơn cử như tại Khánh Hòa, trên cơ sở số liệu của 429 đơn vị có trách nhiệm gửi báo cáo cung cấp thông tin tài chính, KBNN tỉnh đã lập BCTCNN tỉnh năm 2022 phản ánh bức tranh tài chính nhà nước có nguồn gốc từ NSNN, hoặc do nhà nước quản lý trên phạm vi toàn tỉnh gồm: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả cũng như kết quả hoạt động tài chính nhà nước, lưu chuyển tiền tệ trong năm 2022.

Điểm sáng trong BCTCNN của tỉnh Khánh Hòa năm 2022 là tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản cố định đặc thù đã thực hiện tổng hợp số liệu theo từng cấp ngân sách tương ứng đúng quy định, qua đó đã nâng cao được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan được giao quản lý, sử dụng.

Để tạo đột phá trong tổng hợp, phân tích, thuyết minh BCTCNN tỉnh, KBNN Bình Phước cũng đã có những cách làm sáng tạo như: chủ động chuẩn bị trước các mẫu biểu, hồ sơ trình và thống nhất các nội dung cần thuyết minh trên báo cáo. Đồng thời, kết hợp nhiều phương pháp phân tích, đánh giá số liệu (phân tích biến động theo thời gian, phân tích cơ cấu chỉ tiêu chi tiết so với chỉ tiêu tổng); so sánh số liệu giữa các khu vực (cấp tỉnh, cấp huyện), giữa các địa phương với nhau (huyện, thị xã, thành phố), giữa các ngành, lĩnh vực (hành chính, sự nghiệp, cơ quan quản lý…), từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá.

Nhờ áp dụng đồng bộ và hiệu quả các giải pháp, BCTCNN năm 2022 của tỉnh Bình Phước đã đảm bảo 100% đơn vị gửi báo cáo đầu vào đúng mẫu biểu theo quy định. Giá trị về tài sản được cập nhật đầy đủ hơn, trong đó tài sản kết cấu hạ tầng đã được bổ sung thêm số liệu của tài sản hạ tầng thủy lợi. Đối với tài sản cố định đặc thù đã bổ sung thêm số liệu của 3 huyện (Đồng Xoài, Bình Long, Bù Đăng). Theo đánh giá của tỉnh, BCTCNN năm 2022 đã phân tích được đa chiều theo khu vực tỉnh, huyện, theo ngành, lĩnh vực và phân tích chuyên sâu những chỉ tiêu trọng yếu trên báo cáo.

Với sự tích cực vào cuộc của các đơn vị KBNN, cũng như của các đơn vị thuộc đối tượng phải nộp báo cáo tài chính. KBNN tổng hợp và lập BCTCNN năm 2022 trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ đúng thời gian quy định. BCTCNN năm 2022 được đánh giá có chất lượng tốt hơn so với các BCTCNN các năm trước đó (2018, 2019, 2020, 2021).

Đã triển khai trên toàn hệ thống

Để BCTCNN năm 2023 được tổng hợp và lập đúng thời gian quy định, KBNN vừa có công văn gửi các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn lập BCTCNN năm 2023.

Tại công văn này, KBNN đã chỉ đạo các đơn vị KBNN cấp tỉnh tổ chức triển khai lập BCTCNN tỉnh năm 2023 và chỉ đạo các KBNN cấp huyện lập báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện năm 2023 theo quy định tại nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các công văn của KBNN hướng dẫn triển khai lập BCTCNN tỉnh. Đối với KBNN cấp tỉnh được KBNN (Cục Kế toán nhà nước) gửi số liệu thuế do Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) quản lý sẽ thực hiện điều chỉnh các chỉ tiêu tương ứng trên BCTCNN tỉnh năm 2023…

Ngay sau khi nhận được chỉ đạo của KBNN, các đơn vị KBNN trong toàn hệ thống đã bắt tay ngay vào việc rà soát, đôn đốc các đơn vị thuộc đối tượng phải nộp báo cáo tài chính khẩn trương gửi số liệu để KBNN thực hiện tổng hợp.

Đặc biệt, để BCTCNN năm sau có chất lượng tốt hơn, đầy đủ hơn năm trước, các đơn vị KBNN cũng đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện. Cụ thể, tại KBNN Hậu Giang đã phân công giao dịch viên phụ trách kiểm soát chi kiêm nhiệm việc tiếp nhận, kiểm tra BCTCNN của đơn vị đang được giao chuyên quản. Đồng thời, KBNN Hậu Giang đã động viên công chức của đơn vị đảm bảo thời gian tổng hợp số liệu và số liệu báo cáo ngày càng chất lượng; giảm tải khối lượng báo cáo tập trung vào một vài kế toán của đơn vị.

Với KBNN Khánh Hòa, căn cứ vào các văn bản, chế độ quy định và rút kinh nghiệm những năm trước, đơn vị sẽ tiếp tục liên hệ chặt chẽ với cơ quan tài chính, các ban, ngành, địa phương; giữa người cung cấp thông tin và người tiếp nhận thông tin trao đổi các vướng mắc để BCTCNN năm 2023 được đầy đủ, chính xác và kịp thời hơn.

Còn tại Bình Phước, KBNN Bình Phước đang kiến nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, giám sát các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hạch toán, cập nhật đầy đủ, kịp thời dữ liệu về tài sản tại đơn vị, địa phương để việc lập BCTCNN năm 2023 và các năm tiếp theo được chính xác, đầy đủ, kịp thời hơn, góp phần quan trọng cho lãnh đạo địa phương đánh giá tổng thể bức tranh tài chính của địa phương mình.

Báo cáo tài chính nhà nước ngày càng đầy đủ, khoa học

Báo cáo từ KBNN cho biết, năm 2018 là năm đầu tiên triển khai lập BCTCNN, do đó, bộ danh mục BCTCNN chưa đầy đủ theo quy định. Tại thời điểm này mới có 3 báo cáo đó là: báo cáo tình hình tài chính nhà nước, báo cáo kết quả tài chính và thuyết minh BCTCNN.

uyết minh BCTCNN. Qua 5 năm triển khai thực hiện, đến nay KBNN đã hoàn thành 5 bộ BCTCNN (2018, 2019, 2020, 2021, 2021, 2022). Chất lượng các BCTCNN cũng được cải thiện theo từng năm.

Cụ thể, BCTCNN năm 2019 đã có một bộ danh mục báo cáo đầy đủ theo quy định, trong đó, bổ sung báo cáo luân chuyển tiền tệ, đối tượng thông tin trên báo cáo cũng bổ sung thêm thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch nông thôn và tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do địa phương quản lý. Đồng thời, bổ sung thêm các thuyết minh giải trình về các số liệu trên báo cáo, trong đó có thuyết minh giải trình nợ nhà nước trong năm 2019 so với 2018, cũng như giải thích về cơ cấu các chỉ tiêu giữa trung ương, địa phương.

Tiếp đó, BCTCNN năm 2020 đã cập nhật đầy đủ, chính xác hơn các tài sản kết cấu hạ tầng về nước sạch nông thôn, đường bộ.

Đến năm 2020, BCTCNN tiếp tục được cập nhật những số liệu về tài sản giao thông đường bộ và nước sạch hình thành từ trước và tổng hợp đầy đủ thông tin tài chính của UBND xã, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Các năm tiếp theo bổ sung tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đường sắt quốc gia, thủy lợi; cập nhật tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ, công trình nước sạch. Đồng thời, thuyết minh đầy đủ tài sản cố định hữu hình, vô hình của đơn vị...