【thứ hạng của cúp nga】“Kể chuyện về Bác Hồ” để học điều hay lẽ phải

Báo Cà MauThực hiện tinh thần chỉ đạo của Ðảng uỷ Dân Chính Ðảng, sau hơn tháng phát động, Hội thi "Kể chuyện về Bác Hồ" tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau đã có 19 đơn vị với tổng số 95 thí sinh dự thi; đặc biệt có sự tham gia của Ðoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau. Qua 3 đêm diễn ra hội thi và 1 đêm tổng kết, công diễn trao giải, được lồng ghép với 30 ca khúc, bài hát mang chủ đề ca ngợi Ðảng, Bác Hồ kính yêu cùng 19 câu chuyện kể về Bác Hồ đã mang lại cho người nghe, người xem nhiều cung bậc cảm xúc mạnh mẽ, tạo ấn tượng sâu sắc, nhất là ý nghĩa và những bài học từ những câu chuyện kể.

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Ðảng uỷ Dân Chính Ðảng, sau hơn tháng phát động, Hội thi "Kể chuyện về Bác Hồ" tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau đã có 19 đơn vị với tổng số 95 thí sinh dự thi; đặc biệt có sự tham gia của Ðoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau. Qua 3 đêm diễn ra hội thi và 1 đêm tổng kết, công diễn trao giải, được lồng ghép với 30 ca khúc, bài hát mang chủ đề ca ngợi Ðảng, Bác Hồ kính yêu cùng 19 câu chuyện kể về Bác Hồ đã mang lại cho người nghe, người xem nhiều cung bậc cảm xúc mạnh mẽ, tạo ấn tượng sâu sắc, nhất là ý nghĩa và những bài học từ những câu chuyện kể.

Với 4 phần thi: Soạn đề cương chuyện kể về Bác Hồ; trắc nghiệm trên máy chiếu; thuyết trình, vấn đáp và xử lý tình huống làm cho nội dung cuộc thi không chỉ dừng lại ở việc kể chuyện về Bác mà đã mang tính lồng ghép phần Tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình giáo dục chính trị, lý luận chính trị đối với các lớp đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; đồng thời gắn với các chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay.

Ban Tổ chức trao giải cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc tại hội thi.

Mặc dù nội dung, hình thức cuộc thi rộng và đa dạng, nhưng qua ghi nhận, đánh giá từ Ban giám khảo và khán giả cho thấy, các thí sinh đã cố gắng với tinh thần quyết tâm cao. Ðiều đó được thể hiện ở phần đề cương chuyện kể, hầu hết đều đạt yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày. Nhiều đề cương nêu lên ý nghĩa và bài học bản thân từ câu chuyện kể một cách rất sâu sắc và đầy tâm huyết; biết liên hệ thực tiễn, nêu lên được thực trạng và các hiện tượng xã hội, khiến chúng ta suy ngẫm. Ðó là vấn đề suy thoái về phẩm chất, đạo đức và lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thầy cô giáo, đội ngũ thầy thuốc hiện nay. Ðó là những đề cương mang tính chiến đấu, tính định hướng, giáo dục tuyên truyền, vận động rất cao. Ðặc biệt, trong số đó có đề cương viết tay thể hiện tinh thần và tình cảm của mình qua từng trang viết; chữ rất đẹp, trình bày sạch sẽ, có hình ảnh minh hoạ, câu chữ chặt chẽ, văn phong mạch lạc, tạo cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc, người xem.

“Khi đăng ký tham gia cuộc thi, đội chúng em đã cố gắng đầu tư, nâng niu thật kỹ ở từng phần, đặc biệt là đề cương chuyện kể. Ðây là phần thi để chúng em có thể tuyên truyền đến khán giả những nội dung về học tập và làm theo gương Bác, từ cuộc sống cho đến việc học tập trong hiện tại và làm việc sau khi ra trường”, thí sinh Phạm Ngọc Huyền, Chi đoàn Dược sĩ Trung học 14A, chia sẻ.

Có thể nói, trong các hình thức hội thi, thì phần thi kể chuyện là một phần thi hấp dẫn và tạo được sự chú ý nhiều nhất từ phía khán giả. Các thí sinh đã rất cố gắng thể hiện câu chuyện kể của mình bằng tất cả tình cảm và sự rung động của trái tim được bộc lộ qua từng lời, từng câu, từng tiếng. Chính sự bộc lộ cảm xúc chân thật đó đã làm cho câu chuyện trở nên sinh động, tạo sự rung cảm, xúc động và gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe, người xem.

Những thí sinh đã làm cho khán giả không cầm được nước mắt phải kể đến em Lê Thị Thu Thảo, đơn vị Ðoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau, với câu chuyện “Tình yêu của Bác Hồ dành cho những khúc dân ca”. Và câu chuyện đó cũng được thể hiện qua lời kể đầy xúc động của cô Võ Thị Thu Thuỷ đến từ Chi bộ Khoa Y.  Em Bùi Thuý Phương với câu chuyện “Mừng cho các cháu, Bác càng thương nhớ mẹ”; em Phạm Ngọc Huyền với câu chuyện “Ðể Bác quạt”; em Phan Hồng Ý với câu chuyện “Quà Bác tặng miền Nam”; em Phạm Thu An với câu chuyện “Cháu tập đàn một tay có khó lắm không?"; em Lương Thị Nhi với “Tấm lòng của Bác”... Các thí sinh đã tái hiện bằng chính ngôn ngữ “trái tim” thông qua từng câu, từng lời mạch lạc, truyền cảm làm cho chúng ta như thấy Bác Hồ kính yêu như đang hiển hiện ra trước mắt, trong trái tim đang thổn thức chờ đợi với mong muốn được đến bên Bác, ôm lấy Bác.

Ðược nghe Bác ân cần dạy bảo, được thấy Bác mỉm cười và được chia sẻ nỗi buồn mênh mông của Bác khi nước nhà chưa được thống nhất, Bắc, Nam chưa sum họp mà Bác đành phải đi xa, trở về với thế giới người hiền.

Trong khoảnh khắc đó, chúng ta thấy được sức sống trường tồn, vĩnh hằng về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, nhân cách, đạo đức của Người. Ðiều cảm nhận sâu sắc nhất từ hội thi đó chính là ý nghĩa, bài học bản thân từ câu chuyện kể. Cho dù mới chỉ dừng lại ở lời nói, nhưng chúng ta luôn tin tưởng và hy vọng bài học từ tấm gương, đạo đức của Bác sẽ được mọi người vận dụng vào cuộc sống đời thường và trở thành hiện thực.

Cảm ơn các thí sinh đã mang đến cho hội thi những cảm xúc thăng hoa, hoà lẫn với niềm thương, nỗi nhớ khôn nguôi đến với Bác Hồ kính yêu. Ðến với Bác qua những câu chuyện kể sẽ làm cho chúng ta càng sáng mắt, sáng lòng hơn, càng vững tin vào tương lai, vào cuộc sống vốn sinh động, muôn màu muôn vẻ hiện nay./.

Bài và ảnh: Trà My