【bảng xếp hạng bóng đá đức hạng 2】Chú trọng nội dung trong tuyên truyền

Công tác tuyên truyền,ọngnộidungtrongtuyntruyềbảng xếp hạng bóng đá đức hạng 2 phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) có ảnh hưởng rất lớn đến việc hiểu, nhận thức và chấp hành pháp luật của công dân. Do đó, làm thế nào để công tác này phát huy được hiệu quả là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. 

Một buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh.

Theo Sở Tư pháp, cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh, công tác PBGDPL cần thực hiện 2 nhiệm vụ song song là phổ biến các chính sách pháp luật vừa mới ban hành và tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật ban hành trước đó (tùy theo nhu cầu thực tiễn của các địa phương, đơn vị).        

Trên địa bàn tỉnh, tính từ đầu năm đến nay, các sở, ngành, địa phương, đoàn thể trong toàn tỉnh đã tổ chức trên 1.000 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật với gần 330.000 lượt người tham dự. Nội dung và hình thức PBGDPL đa dạng, phong phú, thiết thực. Để công tác PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, các sở, ngành, địa phương, đơn vị đã bám sát kế hoạch của Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh, huyện để tuyên truyền; đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền riêng theo đặc thù của đơn vị, đối tượng, địa bàn mình quản lý.

Tuy nhiên, theo đánh giá, mặc dù hiện nay, một số đơn vị, địa phương ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác PBGDPL nhưng phần lớn các hình thức PBGDPL phổ biến hiện vẫn là tuyên truyền miệng, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt pháp luật, hòa giải cơ sở… Do đó, việc đổi mới phương thức, hình thức, nội dung tuyên truyền tại các buổi tuyên truyền, hội nghị, sinh hoạt pháp luật là hết sức cần thiết theo hướng nội dung tuyên truyền phải bám sát nhu cầu từ cơ sở, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Đồng Việt Phương cho rằng, để nâng cao chất lượng các buổi tuyên truyền pháp luật, vai trò của báo cáo viên pháp luật rất quan trọng trong việc truyền tải thông tin tuyên truyền đến người dân một cách hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ. Ngoài kiến thức pháp luật, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên phải được trang bị kỹ năng thuyết trình trước đám đông, nói chuyện lưu loát, thuyết phục.

Theo luật sư Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng rất nhiều nội dung mà báo cáo viên, tuyên truyền viên không thể truyền tải hết trong một lúc, một buổi… Vì vậy, chỉ nên lựa chọn những vấn đề cốt lõi, dễ hiểu, liên quan mật thiết đến đời sống người dân để truyền tải.

“Với những người có chuyên môn, luật sư, luật gia, cán bộ, công chức… các quy định trong luật đều quan trọng, nên cần truyền đạt đầy đủ nội dung, chuyên sâu. Nhưng với bà con nông dân, đồng bào dân tộc, các em học sinh… chỉ cần nói về những vấn đề căn bản nhất trong các văn bản, luật có liên quan đến họ, thì mới dễ thu hút”, ông Hùng chia sẻ.

Bên cạnh nội dung tuyên truyền, thì cách thức tổ chức các buổi sinh hoạt, tuyên truyền miệng cũng là một trong những vấn đề quan trọng để đạt được hiệu quả cao.

Thành phố Vị Thanh những năm qua là một trong những đơn vị đạt kết quả cao trong việc thu hút người dân tham gia vào các buổi sinh hoạt pháp luật tại cộng đồng. Được biết, các buổi sinh hoạt pháp luật ở thành phố thường được tổ chức dưới hình thức cuộc thi nhỏ hoặc tại những buổi tuyên truyền, sau phần giới thiệu, phổ biến của tuyên truyền viên, thường có phần giao lưu, trả lời câu hỏi kiến thức và kèm theo đó là những phần quà nhỏ khuyến khích tinh thần người tham gia.

Theo ông Phạm Văn Mun, Trưởng phòng Tư pháp thành phố, đa phần đối tượng được tuyên truyền, phổ biến pháp luật là bà con nông dân, đồng bào dân tộc, nên việc đa dạng hình thức tuyên truyền sẽ giúp bà con dễ tiếp cận với nội dung cần truyền tải. Bên cạnh đó, việc tham gia trả lời câu hỏi và có những phần quà cũng khuyến khích tinh thần tham gia của bà con. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để thu hút sự quan tâm của người dân.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiện nay, việc lựa chọn vấn đề cốt lõi, cách thức tuyên truyền sẽ quyết định rất lớn đến hiệu quả công tác phổ biến pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy, có rất nhiều buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật được tổ chức một cách hình thức và hiệu quả không cao. Để có thể hạn chế được điều này, đòi hỏi những người làm công tác phổ biến pháp luật cần có sự chuẩn bị, đầu tư nghiêm túc và sáng tạo hơn trong cách thức truyền tải, qua đó giúp công tác phổ biến pháp luật mang lại hiệu quả thực chất, góp phần đưa kiến thức pháp luật đến với mọi người.

Bài, ảnh: B.B