【ty le nha】Triển khai Chương trình phục hồi kinh tế phù hợp với thực tế của Bình Dương

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc làm việc.

Đó là lưu ý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương,ểnkhaiChươngtrìnhphụchồikinhtếphùhợpvớithựctếcủaBìnhDươty le nha ngày 23/1.

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, năm 2021, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid - 19, nhưng Bình Dương đã nỗ lực hoàn thành tốt các chỉ tiêu. GRDP ước tăng 2,62%, cao hơn bình quân chung của cả nước; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,5%; tỷ trọng ngành dịch vụ, đặc biệt là các ngành có hàm lượng khoa học, công nghệ cao ngày càng cao; thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 3,4%; thặng dư thương mại đạt 6,8 tỷ USD; tổng thu ngân sách 66.788 tỷ đồng, đạt 114% chỉ tiêu năm.

Bình Dương là điểm sáng về thu hút đầu tưtrong cả nước với gần 2,7 tỷ USD, vượt 48% kế hoạch, tăng 36% so với năm 2020. Thu hút đầu tư trong nước cũng đạt 87.500 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2020. Việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả thiết thực, đến nay 100% xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; 1 huyện, 2 thị xã đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới.

Hạ tầng kinh tế- xã hội được tập trung thực hiện đầu tư đồng bộ, hiện đại. Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống Nhân dân được cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng lên.

Tỉnh đã huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục, y tế. Công tác chăm lo phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động và người thu nhập thấp được Trung ương đánh giá là điểm sáng của cả nước. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Đặc biệt, là một trong những địa phương có dịch Covid - 19 bùng phát và lây lan rất nhanh, nhưng Bình Dương đã triển khai kịp thời, nghiêm túc và có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương để quán triệt, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp về phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, tỉnh đã kiểm soát được tình hình dịch, chuyển sang thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh để phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, mặc dù là một trong những địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid – 19, nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Bình Dương đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, không chỉ tạo tiền đề để tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững trong thời gian tới mà còn đóng góp tích cực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cho rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm 2022 và những năm tới chính là định hướng chiến lược phát triển, thể hiện trong quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh Bình Dương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển của tỉnh càng sớm càng tốt. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước. Qua những khó khăn, thử thách của năm 2021, Bình Dương cần rà soát lại, bổ sung những vấn đề mới phát sinh, ví dụ như hiện đại hoá ngành y tế, xây dựng bệnh viện tuyến cuối, phát triển y tế cơ sở, nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động….

Hay chúng ta nói “trong nguy có cơ” thì đại dịch Covid – 19 vừa qua tác động nặng nề như vậy nhưng cũng mở ra cơ hội gì cho sự phát triển của Bình Dương, ví dụ như chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số… Cùng với đó, Bình Dương cần phối hợp với các cơ quan Trung ương sớm hoàn thiện, ban hành Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn…Chủ tịch Quốc hội gợi ý. 

Theo Chủ tịch Quốc hội, qua hơn 2 năm bùng phát đại dịch Covid – 19 đã cho thấy sức chống chịu mãnh liệt, sự thích ứng sáng tạo của doanh nghiệp, người dân và sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bình Dương tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Luật và Nghị quyết của Quốc hội, các cơ chế, chính sách đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid – 19 để nhanh chóng hồi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ đang khẩn trương ban hành Chương trình phòng, chống dịch (giai đoạn 2022-2023) và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện Kết luận của Trung ương và triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị lãnh đạo tỉnh Bình Dương chủ động nghiên cứu, cụ thể hoá các Kết luận, Nghị quyết và chương trình này phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để phát huy hiệu quả cao nhất.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo tỉnh Bình Dương kiến nghị Quốc hội xem xét cho tỉnh được hưởng một số cơ chế đặc thù để phát huy tiềm năng, thế mạnh và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội, tạo động lực lan tỏa trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn với đề cao tính tự lực, tự cường, phát huy tính năng động, sáng tạo của tỉnh; xem xét, tạo điều kiện cho Bình Dương được hỗ trợ vốn từ gói chính sách tài khoá, tiền tệ 350.000 tỷ đồng vừa được Quốc hội thông qua để có nguồn lực cùng với các nguồn vốn hợp pháp khác xây dựng 1 triệu căn nhà ở cho công nhân, nhà ở an sinh xã hội. Bình Dương cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, hỗ trợ vốn đối với các dự áncó tác động liên vùng như: đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành qua địa bàn tỉnh...

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và cho rằng, các kiến nghị này đều xác đáng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Bình Dương; đồng thời giao Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp, có văn bản gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để trả lời chính thức cho địa phương. Với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ nhanh chóng xem xét, quyết định.