Kinh tế toàn cầu trước nguy cơ mới | |
Ấn Độ và phiên bản toàn cầu hóa mới | |
Kim ngạch thương mại toàn cầu đạt kỷ lục trong quý 1 năm 2022 | |
Chìa khóa thúc đẩy sự phục hồi và phát triển toàn cầu hậu Covid-19 |
Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc trên chuỗi cung ứng toàn cầu? |
Gần đây, các cuộc thảo luận này đã “sôi nổi” trở lại sau khi Trung Quốc phải đối mặt với các đợt phong tỏa mới khiến các hoạt động kinh tế bị tạm dừng. Trong bối cảnh đó, với dân số đông và trẻ, mức lương thấp hơn và các ngành công nghiệp tương đối đa dạng, Ấn Độ đã trở thành một ứng cử viên được ưa chuộng để thay thế Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Là một nước dân chủ tự do nói tiếng Anh, đồng thời là thành viên của Nhóm Bộ tứ và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) mới được giới thiệu, Ấn Độ có mối quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây, với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tại đó là người gốc Ấn Độ. Ngoài ra, vào tháng trước, Liên hợp quốc (LHQ) dự đoán rằng dân số của Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc vào năm 2023. Câu hỏi đặt ra là khi mọi thứ dường như thuận lợi đối với Ấn Độ, liệu nước này có thể thay thế Trung Quốc trên chuỗi cung ứng toàn cầu?
Thật không may cho Ấn Độ, do chất lượng lao động và đầu tư cơ sở hạ tầng không đủ, sự phân hóa xã hội, các hạn chế của thị trường và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, nước này khó có thể sớm thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Đầu tiên, chất lượng lao động và sự sẵn có của cơ sở hạ tầng của Ấn Độ thua xa Trung Quốc. Nhiều người coi giá nhân công thấp của Ấn Độ là một lợi thế quan trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên, giá nhân công thấp không có nghĩa lý gì nếu lợi ích mang lại cũng tương đối thấp. Bất chấp những thành tựu phát triển đáng khen ngợi của Ấn Độ trong vài thập kỷ qua, những cải tiến về năng lực của nước này tụt xa so với Trung Quốc. Ngoài ra, sự tụt hậu của Ấn Độ trong việc nâng cao kỹ năng lao động so với Trung Quốc có thể còn tệ hơn so với dữ liệu chính thức. Những yếu tố này ảnh hưởng đến hiệu quả của người lao động ở các nhà máy và khả năng nâng cao chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất trong dài hạn.
Ngoài yếu tố lao động, hoạt động sản xuất cũng cần vốn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Rất ít quốc gia đang phát triển có thể cạnh tranh với Trung Quốc về mặt này, Ấn Độ cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Ấn Độ đã được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng điều kiện của nước này vẫn chưa chín muồi như của Trung Quốc. Vào năm 2021, tổng vốn cố định của Ấn Độ chiếm 28% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giảm từ mức 36% năm 2007. Ngược lại, tổng vốn cố định của Trung Quốc vào năm 2021 là 42% GDP của nước này. Ngoài ra, sự phân hóa xã hội của Ấn Độ làm giảm đi lợi thế đông dân của nước này. Ấn Độ không phải là một thị trường lớn với 1,4 tỷ dân mà là sự kết hợp của hàng nghìn thị trường nhỏ, đồng nghĩa với việc Ấn Độ không thể khai thác hết lợi thế về dân số của mình. Trong khi đó, các truyền thống bảo hộ cản trở khả năng của Ấn Độ trong việc áp dụng mô hình tăng trưởng xoay quanh xuất khẩu và hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mặc dù có nhiều lợi thế và được các nước phương Tây hỗ trợ, nhưng khó có khả năng Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu trong tương lai gần.