ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả chủ lực,ảovệcyănquảmahạnmặkeo nha cai. men chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn quả toàn miền Nam. Mùa khô năm nay, ngành chức năng và người dân đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn.
Diện tích và sản lượng trái cây ở Hậu Giang tăng mạnh vào những năm gần đây.
Diện tích, sản lượng tăng
Theo Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, những năm gần đây, năng suất, sản lượng các loại quả ở vùng ĐBSCL không ngừng tăng lên nhờ việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường đầu tư thâm canh, tuyển chọn sử dụng giống mới, đặc biệt là xoài, chôm chôm, khóm, chuối, cam, bưởi. Ngoài ra, chủng loại cây ăn quả của vùng cũng khá phong phú, nhiều loại cây ăn quả được tuyển chọn như xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, sầu riêng cơm vàng hạt lép Ri6, bưởi da xanh... Về sản lượng thanh long tăng gấp 20 lần (hơn 500.000 tấn), bưởi tăng 0,5 lần (gần 100.000 tấn), sầu riêng tăng 5 lần (khoảng 300.000 tấn), riêng xoài dù diện tích tăng ít nhưng sản lượng tăng thêm (khoảng 200.000 tấn do tăng cường thâm canh) đây là chủng loại có thị trường tiêu thụ mạnh cả trong nước và xuất khẩu với giá cao và tương đối ổn định. Ngược lại, cây nhãn có xu hướng giảm (khoảng 100.000 tấn) do giảm diện tích.
Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, diện tích cây ăn quả của tỉnh được mở rộng dần và hiện trên 40.000ha, sản lượng hàng năm đạt trên 430.000 tấn. Tỉnh đã xây dựng nhiều thương hiệu như cam sành Ngã Bảy, bưởi Năm Roi Phú Hữu, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt Hậu Giang, quýt đường Long Trị, xoài cát Hòa Lộc... để quảng bá đặc sản này của địa phương. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Hậu Giang còn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên của từng vùng, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Theo Cục Trồng trọt, kể từ khi thành lập Ban chỉ đạo rải vụ trái cây năm 2013, việc rải vụ trái cây đã được các tỉnh ĐBSCL quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả tương đối tốt. Nông dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, nhạy bén trong tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất theo hướng GAP được quan tâm, diện tích sản xuất GAP ngày càng được gia tăng tạo điều kiện nâng cao chất lượng, uy tín, phát triển thị trường tiêu thụ. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông rải vụ thu hoạch trái cây được các viện, trường và cơ quan chuyên môn nghiên cứu chuyển giao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Việc rải vụ trái cây tạo điều kiện tốt cho tiêu thụ, giá cao, hiệu quả sản xuất cao hơn; rải vụ giảm áp lực đầu ra khi sản lượng tập trung vào chính vụ, cho nên giá trái cây ổn định, hiệu quả sản xuất rải vụ cao hơn chính vụ.
Nhờ chủ động thực hiện các giải pháp nên diện tích trồng cây ăn quả ở Hậu Giang ít bị ảnh hưởng do mặn.
Chủ động ứng phó hạn, mặn
Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, hàng năm Bộ NN&PTNT đều tổ chức hội nghị đánh giá sản xuất và đưa ra nhận định, dự báo tình hình khô hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô tại vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn kéo dài, nguồn nước ngọt không thể đảm bảo đủ cho nhu cầu của toàn bộ diện tích nên mùa khô vừa qua có một số loại cây ăn quả mẫn cảm với hạn, mặn bị thiệt hại.
Để chủ động ứng phó trong mùa khô 2020-2021, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương vận động tuyên truyền nông dân sản xuất cây ăn quả theo kế hoạch, tập trung sản xuất cây ăn quả theo vùng quy hoạch. Xây dựng và củng cố hệ thống đê bao xung quanh vườn để ngăn ngừa nước mặn xâm nhập. Chủ động dự trữ nước ngọt trong mương, ao để tưới cho cây trong thời gian nước ngoài kênh có độ mặn cao. Chủ động đo độ mặn cẩn thận trước mỗi lần lấy nước, không tưới nước có độ mặn trên 1‰, đối với một số loại cây mẫn cảm với độ mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt không tưới nước có độ mặn trên 0,5‰. Trong thời gian nhiễm mặn, chỉ tưới nước tối thiểu giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt. Thời tiết nắng nóng, hạn, mặn kéo dài, nguồn nước dự trữ thiếu hụt, sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ hoặc màng phủ nông nghiệp phủ gốc để giữ ẩm cho đất. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa, không để trái để hạn chế tối đa thoát hơi nước. Tăng cường bón phân hữu cơ, lân, canxi, hạn chế việc sử dụng phân hóa học khác, có thể kết hợp phun phân bón lá có chứa kali, canxi, silic, các chế phẩm có chứa acid amin giúp tăng sức đề kháng cho cây.
Chủ động xây dựng phương án ứng phó phù hợp với diễn biến hạn, mặn, tổ chức thực hiện quyết liệt, nhưng cần phải ứng phó kịp thời theo diễn biến phức tạp của hạn, mặn. Ngăn mặn triệt để, kịp thời để trữ được ngọt và có nguồn nước ngọt bổ sung cấp khi ngăn mặn trong thời gian dài. Người dân chủ động ngăn mặn, trữ ngọt kịp thời kết hợp với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để chăm sóc, bảo vệ cây như quản lý cỏ, giữ ẩm cho cây, để trái phù hợp với tình trạng sinh trưởng của cây, tuyệt đối không tưới nước nhiễm mặn cho cây. Trong quá trình thực hiện các giải pháp bảo vệ sản xuất, không được chủ quan, cần xác định được và xử lý tốt tất cả các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến vườn cây ăn quả như: nguồn nước tưới, tác động của việc rò rỉ mặn, tình hình sức khỏe của cây...
Theo ngành chuyên môn, các địa phương cần khoanh vùng cụ thể theo từng chủng loại cây, từng khu vực cụ thể, khảo sát hệ thống công trình thủy lợi, cân đối nguồn nước, khả năng tích trữ của từng nhà vườn và của cộng đồng, chăm sóc cây khỏe... ngay từ mùa mưa, chăm sóc các loại cây có mẫn cảm với hạn, mặn. Rà soát diện tích vườn cây ăn trái chi tiết đến từng loại cây trồng và từng huyện, hướng dẫn người dân tính toán, cân đối nguồn nước tưới cần thiết trong toàn bộ thời gian ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chủ động thực hiện tích trữ nước ngọt thông qua hệ thống cống đập, bờ kè, kênh mương dự trữ nước ngọt; đào ao, nạo vét các kênh mương trong vườn để trữ nước, sử dụng các túi đựng để trữ nước, kết hợp sử dụng nguồn nước tiết kiệm thông qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây nhiễm nguồn nước trong mùa khô; tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp nhằm giúp người dân nắm bắt các thông tin diễn biến xâm nhập mặn được kịp thời.
Về lâu dài, ngoài các giải pháp công trình, các địa phương cần quan tâm chỉ đạo thực hiện một số giải pháp như rà soát lại quy hoạch thủy lợi song song với việc phát triển cây ăn quả của địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ cho từng vùng sản xuất cây ăn quả dưới các mức độ ảnh hưởng của hạn, mặn khác nhau. Cần tiến hành đánh giá tính thích nghi và phát huy hiệu quả tốt nhất của một số cây trồng phù hợp với từng loại đất sản xuất ở các vùng sinh thái và biện pháp phát triển các loại cây ăn trái phù hợp, thích ứng lâu dài. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các kỹ thuật thiết kế vườn cây ăn quả phù hợp với điều kiện canh tác của vùng ĐBSCL, từng bước tiến hành cải tạo vườn theo hướng thích ứng với tình hình cung cấp nguồn nước và phát triển vùng trồng. Nghiên cứu, tìm thêm các giải pháp kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất, góp phần bảo vệ cây ăn quả trong trường hợp khô hạn, xâm nhập mặn xảy ra; chú trọng thiết kế tỷ lệ mương, liếp phù hợp để trữ nước ngọt, đảm bảo nước tưới cho cây trong mùa khô. Đầu tư xây dựng hoàn thiện khép kín các hệ thống thủy lợi vùng trồng cây ăn quả và lắp đặt thiết bị giám sát độ mặn tự động; nâng cao năng lực dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước để kịp thời cung cấp thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết ngành thường xuyên theo dõi và cử bộ phận chuyên môn đo nồng độ mặn ở các vùng cửa sông, cửa lấy nước để phát hiện xâm nhập mặn kịp thời. Phối hợp với các đơn vị liên quan thông báo cho người dân có biện pháp chủ động ứng phó với xâm nhập mặn như gia cố bờ bao, bờ ruộng, đắp đập, trữ ngọt đảm bảo đủ nước tưới. Không xử lý cây ra hoa trong giai đoạn nước bị nhiễm mặn, vì thiếu nước sẽ hạn chế việc đậu trái và phát triển trái. Trong trường hợp đang cho trái nên cắt tỉa cành, tạo tán, tỉa bớt nụ, hoa, quả để hạn chế bốc thoát hơi nước. Gia cố đê bao, nạo vét hệ thống mương vườn để trữ nước, tăng lưu lượng và tích trữ nước ngọt để tưới cho cây khi xâm nhập mặn xảy ra; áp dụng hệ thống tự động trong khâu tưới và bón phân nhằm tiết kiệm nước và phân bón cho cây trồng để đảm bảo năng suất khi xảy ra hạn, mặn.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, so với năm 2010 thì một số loại cây có tăng trưởng khá về diện tích là thanh long gấp 20 lần (gần 20.000ha), bưởi tăng 0,5 lần (gần 14.000ha), sầu riêng tăng 5 lần (khoảng 17.000ha), đây là chủng loại có thị trường tiêu thụ mạnh cả trong nước và xuất khẩu với giá cao và tương đối ổn định. Ngược lại, cây nhãn có xu hướng giảm diện tích (khoảng 9.000ha) do thị trường, chủng loại và do dịch bệnh chổi rồng. |
Bài, ảnh: HOÀI THU