【ty le cược】Kê khai, nộp thuế đối với hàng nhập khẩu thay đổi mục đích sử dụng

Xử lý hoàn thuế đối với hàng XNK ít hơn so với hàng đã nộp thuế
Quy định khai báo đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu vào EU từ ngày 1/7
Bộ Tài chính: Cần cân nhắc kĩ việc giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thép thành phẩm
Kê khai, nộp thuế đối với hàng nhập khẩu thay đổi mục đích sử dụng
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long, Cục Hải quan Hà Nội. Ảnh: N.Linh

Công ty TNHH Paka Phú Thọ (gọi tắt là Công ty Paka) đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa là tài sản cố định thay đổi mục đích sử dụng.

Đối với vấn đề DN đề nghị, để DN nắm được các quy định và áp dụng vào quá trình thực hiện, về chính sách thuế, theo Tổng cục Hải quan, tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định đối với hàng hóa XNK thuộc đối tượng không chịu thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để gia công, sản xuất hàng hóa XK và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới.

Trong đó, chính sách quản lý hàng hóa XNK; chính sách thuế đối với hàng hóa XNK thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa XNK tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục XNK chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới; hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Cũng tại khoản 26 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu NK theo quy định nếu thay đổi mục đích sử dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT khâu NK theo quy định tại điều này với cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Tổ chức, cá nhân bán hàng hoá ra thị trường nội thuế GTGT với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định.

Đối chiếu với quy định nêu, Tổng cục Hải quan cho rằng, hàng hóa của Công ty Paka NK để tạo tài sản cố định, đã được miễn thuế khi NK, nay thay đổi mục đích sử dụng, bán thanh lý, thì phải kê khai tờ khai hải quan mới và thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với NSNN.

Về trị giá hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, khoản 11 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định trị giá hải quan đối với hàng hóa chưa qua sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng:“11. Hàng hóa chưa qua sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế: a) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để tiêu hủy, trị giá hải quan là trị giá khai báo; b) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để bán: trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán. Trường hợp cơ quan Hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa; c) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm a, điểm b khoản này, trị giá hải quan là trị giá khai báo tại thời điểm NK. Trường hợp cơ quan Hải quan có căn cử xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa”.

Theo đó, hàng hóa có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế thì DN tự xác định và kê khai phù hợp với thực tế hàng hóa tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng.

Tổng cục Hải quan lưu ý, với các quy định hiện hành và hồ sơ thì Công ty Paka có trách nhiệm tự xác định, tự kê khai trị giá hải quan và xuất trình các chứng từ chứng minh cho trị giá tự xác định, tự kê khai đó.

Theo trình bày Công ty Paka dự kiến thay đổi mục đích sử dụng để bán thanh lý. Do đó, trong khi kê khai trị giá hải quan, Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty Paka xuất trình đầy đủ hồ sơ, tài liệu để làm rõ một số vấn đề. Cụ thể, Công ty Paka cần xác định rõ hàng hóa được thay đổi mục đích sử dụng để làm gì, làm căn cứ để áp dụng đúng quy định tại khoản 11 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC. Đồng thời, Công ty Paka cần xuất trình hồ sơ bán hàng thanh lý (hợp đồng bán thanh lý, hóa đơn bán hàng...).

Ngoài ra, Công ty Paka phải giải trình rõ căn cứ xác định trị giá kê khai sau khi thay đổi mục đích sử dụng. Trường hợp hàng hóa được bán thanh lý thì giá bán thanh lý được thể hiện đầy đủ trên hồ sơ bán thanh lý và phải phù hợp với thực tế hàng hóa tại thời điểm thanh lý.

Theo trình bày Công ty Paka dự kiến đàm phán giá bán thanh lý trên cơ sở kết quả thẩm định giá của DN có chức năng thẩm định giá. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty Paka lưu ý chứng thư thẩm định giá (còn hiệu lực sử dụng) của DN có chức năng thẩm định giá được cơ quan Hải quan chấp nhận là một trong các nguồn thông tin tham khảo để đánh giá tính phù hợp giữa trị giá do DN kê khai khi làm thủ tục hải quan với thực tế hàng hóa, không phải là căn cứ pháp lý duy nhất để xác định trị giá hải quan của hàng hóa. Bởi theo tài liệu hồ sơ mà Công ty Paka đính kèm thì tính đến ngày 1/5/2021, Chứng thư thẩm định giá số 011811/2020/CTAIC ngày 18/11/2020 của Công ty CP Đầu tư và định giá AIC-Việt Nam đã hết giá trị sử dụng (thời hạn hiệu lực là 90 ngày kể từ ngày phát hành).

Bên cạnh đó, lý do có chênh lệch rất lớn giữa tổng trị giá hải quan của hàng hóa đã kê khai tại 5 tờ khai nhập khẩu ban đầu (khoảng 170 tỷ đồng) so với giá trị hàng hóa tại Chứng thư thẩm định giá số 011811/2020/CTAIC của Công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC-Việt Nam. Trong khi đó, Công ty Paka có trình bày, toàn bộ số hàng hóa NK đều là hàng đã qua sử dụng, được sản xuất từ năm 2004 đến năm 2014, đã được sử dụng trong thời gian dài tại Hàn Quốc trước khi được NK vào Việt Nam.

Tuy nhiên, căn cứ hợp đồng giữa Công ty Paka với Công ty TNHH Paka RGB Hàn Quốc thì trị giá hàng hóa NK năm 2016 có giá trị tương đương với hàng mới, chưa qua sử dụng. Công ty Paka có giải thích: “Giá trị máy, thiết bị đưa vào trích khẩu hao tài sản có sự chênh lệch do cách tính của công ty có sự nhầm lẫn”. Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty Paka giải trình cách tính đúng là gì và căn cứ trên quy định nào của pháp luật.